1. Mô tả
- Cây thảo, cao 30 – 60cm hoặc hơn. Thân nhẵn, mọc bò, bén rễ ở những mấu. Lá mọc so le thành hai dãy, hình mác rộng, dài 2 – 6cm, rộng 1 – 2cm, gốc có bẹ to, có rìa lông ôm lấy thân, đầu thuôn nhọn.
- Cụm hoa là một lá bắc rộng như mo, chứa 3-5 hoa nhỏ, màu lam; dài 3 răng; tràng 3 cánh; nhị 4-6, không bằng nhau.
- Quả nang, chứa 5 hạt nhỏ màu đen, vỏ có vân mạng.
- Mùa hoa quả: tháng 5-8.
2. Phân bố, sinh thái
- Trên thế giới, số lượng loài thuộc chi Commelina L. rất khác nhau. Có ý kiến cho rằng khoảng 100 loài, ý kiến khác lại nêu con số lớn hơn là gần 150 loài (Isa Ipor, 2001). Ở Việt Nam, hiện đã xác định được 8 loài, trong đó có cây thài lài trắng.
- Thài lài trắng có nguồn gốc ở Trung Quốc, sau lan sang phía đông đến Nhật Bản, phía tây đến Ấn Độ và xuống phía nam có Việt Nam, Lào, Malaysia và Philippin. Cây còn có ở Nam Âu, Nga, Bắc Mỹ trong trạng thái hoang dại. Thài lài trắng là cây ưa ẩm, ưa sáng và có thể hơi chịu bóng. Cây có biên độ sinh thái rộng nên có thể tồn tại được trong giới hạn lớn về nhiệt độ, từ 38 đến 39°c ở vùng nhiệt đối và dưới 10°c về mùa đông ở vùng cận nhiệt đới (Trung Quốc). Cây ra hoa quả nhiều hàng năm; sau khi bị cắt, phần còn lại vẫn có khả năng tái sinh khoẻ.
3. Bộ phận dùng
Toàn cây, thu hái quanh năm, rửa sạch, dùng tươi hay phơi, sấy khô.
4. Thành phần hóa học
- Thài lài trắng có N 7,8%, chất không có N 59,75%, chất béo 0,90%, cellulose 20,15%, tro 12,8% (Đỗ Tất Lợi, Cây thuốc và vị thuốc VN. 1999 – 609). Hoa có acid p. coumaric và awobanol. Chất màu của hoa chứa delphinin diglucosid là chủ yếu (The Wealth of India vol II. 1950. 313).
- Kondo, Tadao, Yoshida, Kumi nhận thấy chất màu trong thài lài trắng có được do sự kết hợp màu (copigmentation) của malonylawobanin và flavocomelin, trong một giống thài lài khác là Sự kết hợp màu của malonylcis awobanin, 3 glucosid delphinidin và flavocommelin (CA. 116, 1992, 80489t).
- Các tác giả trên cũng cho thấy chất màu phức hợp kim loại và anthocyanin commelinin trong cánh hoa thài lài trắng gồm 6 phân tử của một anthocya lin malonyl awobanin (M), một flavon là flavocommelin (F) và hai nguyên tử magnesiun. Cấu trúc chung có công thức là (M6F6Mg2)6. Cấu trúc được sắp xếp theo các phân tử trên dưới dạng mạch vòng MM FFMM FF. MM FF xung quanh nguyên tử kim loại Mg (CA. 117, 1992, 111320 b).
- Back Soohyun, Seo Wonjun đã phân tích sắc ký dịch chiết ether của thài lài trắng và xác định được các alcaloid loại B carbolin là 1 carbomethoxy β carbolin, nor harman và harman (CA. 113, 1990, 168976 y).
- Bae Kihwan, Seo Wonjun đã chứng minh các hoạt chất loại β carbolin alcaloid trên có tác dụng chống lại vi khuẩn làm sâu răng (carciogenic bacterium streptococus mutans OMZ. – 176) ở nồng độ ức chế tối thiểu 100 mg/ml (CA. 118. 1993, 251132).
- Baek. Soohyun, Seo Wonjun cũng đã tách phân đoạn bằng cột silicagel và xác định thêm các chất iolinolid (Iridoid), friedelin (triterpenoid) và β. sitosterol (CA. 113, 1990, 148927 e).
- Căn cứ vào tác dụng dược lý của thài lài trắng, Tang, Xiangui, Zhou Mohua đã xác định 4 loại hợp chất co tác dụng là n. triacontanol p. hydroxy спnamic. daucosterol Và n. manitol, trong đó p. hydroxy mano acid có tác dụng kháng khuẩn, còn D. manitol có tác dụng chữa ho (CA. 121, 1994, 175152 v).
5. Tác dụng dược lý
1.Tác dụng trên a – glucosidase và glucose huyết:
Cao methanol của thài lài trắng có tác dụng ức chế mạnh trên enzym α – glucosidase, là enzym làm nhiệm vụ hấp thu glucose ở ruột vào cơ thể. Vì vậy, những chất ức chế α – glucosidase là những chất chống tăng glucose huyết.
Ngoài ra, trên chuột cống trắng đực dòng Sprague – Davvley bị tăng glucose huyết do streptozocin, nếu cho ăn chế độ có 10% phần trên mặt đất khô của cây thài lài trắng thì glucose huyết giảm có ý nghĩa. Đã theo dõi các thông số cholesterol huyết tương, glucose huyết và glucose niệu thấy glucose huyết giảm, cholesterol huvết tương không thay đổi, còn glucose niệu âm tính vào tuần thứ tư.
2.Tác dụng kháng khuẩn và chống ho: Đã nghiên cứu tác dụng dược lý của một số chất hóa học chiết từ phần trên mặt đắt của thài lài trắng, thấy acid p – hydroxycinnamic có tác dụng kháng khuẩn và D – mannitol có tác dụng giảm ho.
3.Tác dụng trên tế bào ung thư: Cao chiết bằng benzen toàn cây thài lài trắng có tác dụng độc tế bào trên các tế bào bạch cầu bị ung thư Leuk HL60 và Leuk L1210.
6. Tính vị, công năng
Thài lài trắng có vị ngọt, tính hàn, vào các kinh tâm, can, tỳ, thận, đại tiểu trường, có tác dạng thanh nhiệt, giải dộc, lợi thủy, tiêu thũng.
7. Công dụng
- Thài lài trắng được dùng chữa cảm cúm, giải khát, lợi tiểu, viêm nhiễm đường hô hấp trên như viêm amiđan, viêm họng, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, sinh dục, phù thũng, viêm ruột, kiết lỵ. Ngàv 30 – 40g, sắc uống.
- Dùng ngoài, cây tươi, giã nát đắp, trị viêm mủ da, giải độc do rắn, rết cắn, bò cạp đốt, áp xe, các khớp sưng đau
8. Bài thuốc có thài lài trắng
1. Chữa viêm đường hô hấp trên (viêm họng, sưng amidan): Thài lài trắng 30g phơi khô sắc uống hoặc 90 – 120g cây tươi, giã nát, vắt lấy nước uống. Hoặc thài lài trắng, bồ công anh, dâu tằm, mỗi vị 30g, sắc uống.
2. Chữa viêm cầu thận cấp, phù thũng, đái ít: Thài lài trắng 30g, cỏ xước, mã đề đều 30g, sắc uống.
3. Chữa phong thấp, viêm khớp, phù tim: Thài lài trắng, đậu đỏ, đều 40g. Nấu ăn, uống cả nước (Diệp Quyết Tuyền).
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh
facebook.com/BVNTP
youtube.com/bvntp