✴️ Vị thuốc Thiên niên kiện

Giới thiệu vị thuốc Thiên niên kiện

Thiên niên kiện có tên khoa học là Rhizoma Homalomenae occultae. Ở Việt Nam còn có tên gọi khác: sơn thục, bao kim, ráy hương, sơn phục, vắt vẻo, vạt hương. Đây là vị thuốc vị đắng , cay, ngọt, ôn, quy vào các kinh can, thận.

Cây sống lâu năm có thân rễ mập, thẳng hay cong bò dài, đường kính tầm 10-30cm, thơm, khi bẻ ngang có xơ như kim. Lá mọc từ thân rễ, phiến lá sáng bóng, dài tới 30cm, có 3 cặp gân gốc, 7-9 cặp gân phụ. Cụm hoa là những bông mo, có mo màu xanh, dài 4-6cm, không rụng; buồng 3-4cm, ngắn hơn mo; bầu chứa nhiều noãn. Quả mọng thuôn, chứa nhiều hạt có rạch.

Thành phần hóa học

Bộ phận của thiên niên kiện được dùng là thân rễ được thu hoạch và sấy khô.Trong thân rễ có khoảng 0,8-1% tinh dầu tính theo rễ khô kiệt. Tinh dầu màu vàng nhạt, mùi thơm dễ chịu. Trong tinh dầu có chừng 40% l-linalol, một ít terpineol và chừng 2% este tính theo linalyl acetat. Ngoài ra còn có sabinen, limonen, a-terpinen, acetaldehyt, aldehyd propionic.

vị thuốc thiên niên kiện

Ứng dụng điều trị

Thiên niên kiện được ứng dụng trong việc hỗ trợ điều trị trừ phong thấp, cường cân cốt. Chủ

trị phong hàn thấp gây nên: thắt lưng và đầu gối lạnh đau, chân co rút tê bại.

Cách dùng và liều dùng

Ngày 4,5 – 9 g, phối hợp trong các bài thuốc hoặc ngâm rượu.

Dùng ngoài: Thân rễ tươi giã nát, sao nóng, bóp vào chỗ đau nhức, hoặc ngâm thiên niên kiện khô với rượu xoa bóp chỗ đau nhức, tê bại và phong thấp.

Không dùng cho người âm hư hoả vượng, mồm khô, họng đắng.

Một số bài thuốc từ Thiên Niên Kiện

Theo Đông y, thiên niên kiện có vị đắng, cay, mùi thơm, tính ấm; có tác dụng khử phong thấp, bổ gân cốt, chỉ thống tiêu thũng. Trong nhân dân, thiên niên kiện thường được sử dụng trong một số bài thuốc dùng chữa thấp khớp, đau nhức khớp, đau dạ dày, làm thuốc kích thích tiêu hóa. Ngày dùng 6 – 12g dạng thuốc sắc hay ngâm rượu uống. Thường phối hợp thiên niên kiện với cỏ xước, thổ phục linh, độc lực để trị tê thấp, nhức mỏi. Cũng có thể dùng tươi giã ngâm rượu xoa bóp chỗ đau nhức, tê bại và phong thấp.

  • Bài 1: Thiên niên kiện 10g, Hy thiêm 20g, Mộc qua 15g, Ngưu tất 5g. Sắc uống ngày một thang.
  • Bài 2: Thiên niên kiện, Dây chiều, Kê huyết đằngĐan sâmThục địa, Xích thược, Thổ phục linh, Độc hoạt, Khương hoạt, Tang ký sinhĐỗ trọng mỗi vị 12g; Đảng sâm 20g, Hoài sơn 16g, Ngưu tất 10g, Nhục quế 8g. Sắc uống mỗi ngày một thang.
  • Bài 3: Thiên niên kiện, Kê huyết đằng,  Hà thủ ô trắngNgũ gia bì mỗi thứ 50g ngâm rượu cùng rắn hổ mang, rắn ráo, rắn cạp nong, sau ba tháng thì uống theo bữa cơm mỗi lần một chén nhỏ.
  • Bài 4: Thiên niên kiện 12g, rễ cỏ xước 40g, Hy thiêm 28g, Thổ phục linh 18g, Cỏ mực 16g, Ngải cứu 12g, Thương nhĩ tử (sao vàng) 12g. Sắc uống ngày một thang.
  • Bài 5: Thiên niên kiện 12g, Rễ bưởi bung 10g, Quả dành dành 8g. Sắc hoặc ngâm rượu uống.
  • Bài 6: Thiên niên kiện, Kim ngânCỏ xước, Thổ phục linh, Hy  thiêm, Ké đầu ngựaCây xấu hổDây đau xươngCà gai leo. Các lượng bằng nhau, rửa  sạch,  đun kỹ, cứ 1 kg dược liệu khô sắc lấy 1 lít nước thuốc, chế thành rượu thuốc hoặc si rô để uống.
  • Bài 7: Thiên niên kiện 12g, Cốt toái bổ 10g, Bạch chỉ 8g. Sắc uống

Chữa đau bụng kinh

Thiên niên kiện, rễ bưởi bungRễ bướm bạc, Gỗ vang, Rễ sim rừng, các vị bằng nhau. Sắc uống.

Chữa dị ứng, mẫn ngứa, lở sơn.

Thiên niên kiện, sả, gừng, mỗi vị 10g. Sắc uống trong ngày.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top