Tên tiếng Việt: Riềng, Cao lương khương, Tiểu lương khương, Phong khương, Galangal
Tên khoa học: Alpinia officinarum Hance
Họ: Gừng (Zingiberaceae)
Công dụng: Được dùng cả trong đông và tây y làm thuốc kích thích tiêu hóa, ăn ngon cơm, chữa đầy hơi, đau bụng, đau dạ dày, sốt rét, sốt nóng, đi lỏng, trúng hàn, nôn mửa.
A. Mô tả cây
Riềng làm một loại cỏ nhỏ, cao chừng 0,7-1,2m, thân rễ mọc bò ngang, dài hình trụ đường kính 12-18mm, màu nâu đỏ, phủ nhiều vẩy, chia thành nhiều đốt không đều nhau, màu trắng nhạt. lá không có cuống, có bẹ, hình mác dài, nhẵn, dài 22-40cm, rộng 24mm. Cụm hoa hình chùy, mọc ở đầu cành có lông măng dài chừng 10cm. Hoa rất sít nhau, mặt trong màu trắng, mép hơi mỏng, kèm hai lá bắc hình mo, một có màu xanh, một có màu trắng. tràng hình ống có 3 thùy tù, hình thon, dài từ 15-20mm, rộng từ 4-5mm, thùy giữa chỉ hơi lớn hơn các thùy khác, cánh môi hình trứng, dài 20mm, rộng 15-18mm, màu trắng, có vạch đỏ sim. Quả hình cầu có lông. Hạt có áo hạt.
B. Phân bố, thu hái và chế biến
C. Thành phần hóa học
D. Công dụng và liều dùng
E. Đơn thuốc có cao lương khương
Chú thích:
Ngoài vị riềng kể trên nước ta còn có một vị riềng nữa gọi là riềng nếp-Alpinia galanga Swartz cùng họ, cũng được dùng làm gia vị và làm thuốc, nhưng thường không quí bằng loại riềng nói trên. Riềng nếp so với riềng thì to cao hơn, lá cũng hình mác, nhọn, mép lá có dìa trắng, dài 40cm, rộng 7cm, không cuống. cụm hoa hình chùy dài 15-30cm. Hoa trắng, điểm hồng, dài 20-25cm, tràng hình ống ngắn không vượt quá dài. Quả hình cầu hay hình trứng, dài 12mm, rộng 8mm, màu đỏ nâu, thân rễ to thô bán tại thị trường với trên đại cao lương khương, dài 8 -20cm, đường kính 1,5-3cm, màu nâu hồng nhạt, mùi vị không thơm như cao lương khương, cũng có nơi dùng như cao lương khương chữa đau bụng, đi ỉa, nôn mửa, đi lỵ phối hợp với than tóc rối, uống chữa ngộ độc thịt cóc.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh