HÌNH THỂ
Giun đũa có màu trắng ngà hay hồng lợt. Thân dài đầu và đuôi có hình chóp nón. Miệng có 3 môi hình bầu dục, xếp cân đối gồm có 1 môi lưng và 2 môi bụng. Bờ môi có răng và các gai cảm giác.
Giun đũa có kích thước khá to, giun đực: 15 - 31 cm x 2- 4 mm, đuôi cong lại về phía bụng, có 2 gai giao hợp ở cuối đuôi.
Giun đũa cái dài 20 – 35 cm x 3 – 6 mm. Đuôi cái thẳng hình nón, có 2 gai nhú sau hậu môn. Lỗ sinh dục nằm ở khoảng 1/3 trên, mặt bụng. Tại khoảng này giun cái có 1 vòng thắt quanh thân có vai trò giữ giun đực trong khi thụ tinh.
Trứng giun đũa có 3 loại:
Trứng thụ tinh còn gọi là trứng chắc: Có hình bầu dục gồm có 3 lớp: Ngoài cùng là lớp albumin dầy đều, xù xì, lớp giữa dày, nhẵn và trong suốt được cấu tạo bởi glycogen và 1 lớp vỏ trong cùng là màng dinh dưỡng cấu tạo bởi lipid, không thấm nước, có vai trò bảo vệ phôi chống các chất độc. Trứng có kích thước khoảng 45 – 75 µm x 35 – 50 µm, bên trong trứng là phôi bào chưa phân chia khi trứng mới được đẻ ra. Sau 1 thời gian ngoại cảnh, phôi phát triển thành giun bên trong vỏ.
Trứng không được thụ tinh hay trứng lép: Có hình bầu dục dài và hẹp hơn, kích thướt từ 88 – 94 µm x 39 – 44 µm. Lớp vỏ chỉ gồm 2 lớp mỏng, không có lớp màng dinh dưỡng, bên trong trứng là những hạt tròn không đều, rất chiết quang. Trứng không thụ tinh sẽ bị thoái hóa.
Trứng mất vỏ: Do lớp albumin bị tróc mất làm cho vỏ mất trứng trở nên trơn tru gặp ở những trứng thụ tinh hay không thụ tinh.
CHU TRÌNH PHÁT TRIỂN
Giun đũa cái đẻ trứng ở ruột non, đẻ trung bình 200.000 trứng mỗi ngày. Trứng được thải ra ngoài theo phân.
Ở trong đất ẩm, phôi trong vỏ trứng sẽ phát triển thành ấu trùng trong vòng từ 2 - 4 tháng ở nhiệt độ 36 – 40oC (tốt nhất là ở nhiệt độ 25oC chỉ cần 3 tuần). Trứng có ấu trùng có khả năng gây nhiễm.
Khi được nước vào ở dạ dày, ấu trùng thoát ra khỏi vỏ trứng ở tá tràng, đi xuyên qua thành ruột, vào mạch máu và đi theo dòng máu đến gan, đến tim phải và lên phổi.
Ở phổi, ấu trùng lột xác 2 lần sau 5 ngày và khoảng 10 ngày. Sau đó, ấu trùng có chiều dài khoảng 1,5 – 2 mm, đường kính thân 0,02 mm. Ấu trùng làm vỡ các mau quản phổi và đi qua phế nang để vào phế quản. Từ đây ấu trùng đi ngược lên đến khí quản và thực quản và được nuốt trở lại ruột non và trưởng thành tại đây. Từ lúc người bị nhiễm đến khi giun trưởng thành cần khoảng 5- 12 tuần. Giun đũa sống khoảng 12 – 18 tháng.
Trong quá trình chu du từ ruột non, đi qua các cơ quan khác rồi trở lại định cư ở ruột non, ấu trùng có thể đi lạc sang các cơ quan khác, gây ra hiện tượng giun đi lạc chỗ.
DỊCH TỄ HỌC
Nguồn bệnh là người và nơi chứa mầm bệnh là đất ô nhiễm trứng giun. Người bị nhiễm giun đũa do ăn phải trứng có ấu trùng từ thực phẩm, chủ yếu là rau, và nước bị nhiễm bẩn hoặc từ tay bẩn thường gặp ở trẻ em chơi trên đất.
Trứng giun đũa phát triển tốt nhất trong đất ẩm và có bóng mát. Trứng đề kháng được với lạnh và các chất tẩy ở trong nồng độ thường dùng. Chúng bị giết bởi ánh sáng mặt trời trực tiếp và bị nhiệt độ trên 45oC. Trong vùng dịch tể có thể thấy được 3 có thể thấy được 3 chiều hướng rõ rệt trong tỉ lệ nhiễm: Tỉ lệ cao trên 60% trong toàn bộ dân số trên 2 tuổi, với cường độ nhiễm thấp hơn người lớn, sự phơi nhiễm phổ biến và thường xuyên với giun đũa qua tay bẩn và thức ăn bị nhiễm bẩn.
Tỉ lệ trung bình dưới 50% với đỉnh cao nhất với trẻ em trước tuổi đi học hoặc ở lứa tuổi học sinh tiểu học và tỉ lệ nhiễm ở người lớn thấp hơn, đường lây nhiễm chủ yếu là ở trong nhà, trong gia đình.
Tỷ lệ nhiễm chung thấp (dưới 10%) và bệnh có khu hướng khu trú thành điểm, liên quan tới các vật dụng trong gia đình hoặc điều kiện vệ sinh hoạt thói quen trong sinh hoạt và làm nghề nông.
Bệnh giun đũa lan truyền khắp nước ở 1 số vùng nơi có điều kiện về khí hậu và hội gần như đồng đều, ở 1 số nước khác, sự phân bố giun đũa có tính chất phân tầng. Tuy nhiên ở những nước chưa công nghiệp hóa và tình trạng vệ sinh thấp, ở những khu ngoại ô đông đúc, lụp xụp, tỷ lệ nhiễm ở thành phố có thể cao hơn là vùng nông thôn. Trong các vùng khô ở miền nhiệt đới, sự lan truyền bị giới hạn trong mùa mưa ngắn ngủi, các côn trùng ăn phân, như là bọ phân, dán và các động vật có thể, làm phát tán mầm bệnh và rộng khắp khi chúng ăn và thải ra những trứng còn sống.
Ngoài những khác biệt về không gian trong tỉ lệ nhiễm giun đũa ở mức độ đất nước, làng và gia đình, còn có sự khác biệt lớn trong cường độ nhiễm giữa các cá nhân.
Đường lan truyền bệnh giun đũa trong vùng dịch do sử dụng phân tươi để bón đất, nước thải tưới rau và nước rau bọ nhiễm bẩn.
Bệnh giun đũa rải rác là do sự di chuyển của con người tới vùng dịch, kết hợp với người nhập cư bị nhiễm từ rau quả bị nhiễm bẩn.
TÌNH HÌNH NHIỄM GIUN ĐŨA Ở VIỆT NAM
Tỷ lệ nhiễm giun tùy thuộc vào tập hoán vệ sinh cá nhân và sử dụng phân bón trồng hoa màu. Nghề nghiệp của ảnh hưởng đến tỉ lệ giun đũa, nghề nông nghiệp có tỉ lệ nhiễm cao hơn các nghề khác, nông thôn có tỉ lệ nhiễm cao hơn thành phố, tình trạng tái nhiễm rất nghiêm trọng, sau điều trị 4 tháng, tỷ lệ nhiễm giun đũa trên 90%.
Đường lây nhiễm: Trứng lây nhiễm vào người qua đường tiêu hóa qua rau sống, quả tươi nước lã, thức ăn bị ô nhiễm... Thường chơi đùa đất chung quanh nhà hay bị nhiễm.
Trứng giun đũa có khả năng phát triển thành ấu trùng, có tính gây nhiễm với ẩm độ của đất tốt nhất 40 - 60%, độ xốp của đất tốt nhất là 80 – 100%. Trong các loại đất thì đất cát thích hợp nhất với sự phát triển của trứng giun đũa.
Trứng giun đũa có sức đề kháng cao với các yếu tố lý hóa của môi trường. Hóa chất ở các nồng độ thường dùng chlor 2%, formol 2% không diệt được trứng giun đũa. Trứng có thể tồn tại được trong nước đến 5 – 7 năm trong đất vườn có bóng mát.
Trong những năm gần đây, tỉ lệ nhiễm giun có xu hướng tăng ở các tỉnh miền núi và miền Nam. Ở miển Núi trước đây tỉ lệ nhiễm giun thấp, nay có nhiều nới tăng lên xấp xỉ vùng đồng bằng.
MIỄN DỊCH
Người chỉ có 1 phần nào miễn dịch đối tái nhiễm và động vật có thể được bảo vệ khi được cho từng chất trích từ giun trưởng thành và ấu trùng. Phản ứng miễn dịch chủ yếu là miễn dịch thể và có tác dụng chống giai đoạn ấu trùng di chuyển. Còn đối với giun ở lạc chổ là do miễn dịch tế bào.
Giai đoạn ấu trùng di chuyển:
Kháng nguyên được phóng thích trong lúc ấu trùng lột xác từ giai đoạn 2 đến giai đoạn 3, lúc này có sự gia tăng IgE cao nhất. Đáp ứng miễn dịch kế tiếp xảy ra ở ruột từ giai đoạn 4 và 5, vào lúc này, có thể có 1 sự giảm mạnh lượng giun, có thể do cơ chế điều chỉnh trong trường hợp nhiễm tự nhiên.
Giai đoạn trưởng thành:
Giun trưởng thành ở ruột không gây đáp ứng miễn dịch nhưng khi giun di chuyển lạc thì nó sẽ kích thích cơ thể bệnh nhân để tạo ra đáp ứng miễm dịch tế bào đưa đến kết quả là sự thành lập một u hạt. Phản ứng phản vệ tức thì đối với kháng nguyên giun đũa xảy ra ở 1 số người.
TÁC HẠI
Tước đoạt chất dinh dưỡng:
Nhiễm giun đũa có thể góp phần làm suy giảm Protein. Theo sự tính toán của 1 số nghiên cứu thực hiện ở người thì ở trẻ em bị nhiễm từ 13 – 40 bị mất khoảng 4g protein mỗi ngày đối với một bữa ăn có từ 35 – 50g protein. Suy dinh dưỡng dạng khô cũng gắn với nhiễm giun đũa. Nhiễm giun đũa có thể góp phần làm giảm sinh tố A, sinh tố C. Trẻ em bị quáng gà hồi phục rất nhanh các triệu trứng ở mắt sau khi được tẩy giun.
Miễn dịch bệnh lý:
Nhiều người bị nhiễm giun đũa có sự nhạy cảm với kháng nguyên của giun đũa và khi vào phòng thí nhiệm nơi đang mổ giun cũng đủ bị viên kết mạc, nỗi mề đay và lên cơn hen. Da của người này cực kỳ nhạy cảm với kháng nguyên của giun đũa ở những liều cực nhỏ, họ bị ngay phản ứng phản vệ tức thời, thường biểu hiện bằng nổi ngứa và có những sang thương màu hồng.
Sự di chuyển của giun trưởng thành ở những người nhạy cảm có thể cho hậu môn ngứa dữ dội, nôn ói ra giun và phù nề thành môn.
Xem tiếp: Giun đũa (P2)
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh