✴️ Vi khuẩn HP dạ dày có nguy hiểm không?

Rất nhiều người đi khám bệnh dạ dày, khi kết quả xét nghiệm dương tính với vi khuẩn HP dạ dày thì lập tức lo lắng, hoang mang. Vậy, thực chất vi khuẩn HP dạ dày có nguy hiểm không? Cùng tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây.

 

Vi khuẩn HP dạ dày là gì?

Vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP) là loại vi khuẩn sống trên lớp nhày niêm mạc dạ dày và ruột non. Bình thường chúng không gây hại nhiều đến dạ dày nhưng khi gặp điều kiện thuận lợi (dạ dày có các vết xước, vết xung huyết phù nề, môi trường thay đổi, căng thẳng – stress kéo dài, chế độ ăn uống không hợp lý…) chúng sẽ hoạt động rất mạnh mẽ, khu trú tại tì vết, dần gây thành nhiễm trùng và tạo ra ổ viêm loét.

Vi khuẩn HP được xác định là nguyên nhân chính gây ra các bệnh lý tại dạ dày.

Vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP) là loại vi khuẩn sống trên lớp nhày niêm mạc dạ dày và ruột non.

Vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP) là loại vi khuẩn sống trên lớp nhày niêm mạc dạ dày và ruột non

 

Vi khuẩn HP dạ dày có nguy hiểm không?

Các bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa cho biết, nhiễm vi khuẩn HP là một trong các nhiễm khuẩn thường gặp ở người. Ước tính tại Việt Nam có khoảng hơn 70% người trưởng thành bị nhiễm vi khuẩn HP. Vi khuẩn HP được xem là nguyên nhân chính gây viêm, loét dạ dày – tá tràng và ung thư dạ dày. Cụ thể:

– 90% số người bị viêm dạ dày có sự hiện diện của vi khuẩn HP.

– 75-85% số người bị bệnh loét dạ dày-tá tràng dương tính với vi khuẩn HP.

-Trong các trường hợp bị biến chứng thủng do loét dạ dày tá tràng thì sự hiện diện của HP chiếm từ 80-95% trường hợp.

-Nếu bị nhiễm vi khuẩn HP mà không chữa trị hoặc chữa không triệt để có thể dẫn đến ung thư. Tuy nhiên, không phải người bệnh nào nhiễm vi khuẩn HP đều sẽ bị ung thư. Điều này còn phụ thuộc vào cơ địa của từng người, độc tính của vi khuẩn và chế độ ăn uống cũng như việc điều trị của bệnh nhân đó.

Nếu bị nhiễm vi khuẩn HP mà không chữa trị hoặc chữa không triệt để có thể dẫn đến ung thư. Tuy nhiên, không phải người bệnh nào nhiễm vi khuẩn HP đều sẽ bị ung thư. Điều này còn phụ thuộ

 

Nếu bị nhiễm vi khuẩn HP mà không chữa trị hoặc chữa không triệt để có thể dẫn đến ung thư. Tuy nhiên, không phải người bệnh nào nhiễm vi khuẩn HP đều sẽ bị ung thư. 

Vi khuẩn HP là nguyên nhân chính gây nên các bệnh lý tại dạ dày. Việc điều trị diệt vi khuẩn HP khi bị viêm, loét dạ dày – tá tràng là rất cần thiết nhằm ngăn ngừa các biến chứng như xuất huyết tiêu hóa, thủng dạ dày, và nguy hiểm hơn là ung thư dạ dày.

Các bác sĩ cũng cho biết, hiện nay việc điều trị diệt vi khuẩn HP trong bệnh viêm, loét dạ dày-tá tràng đang đối mặt với nhiều thách thức do người bệnh không tuân thủ đúng liều lượng, thời gian và cách uống thuốc; vi khuẩn HP kháng thuốc; axit trong dạ dày quá nhiều làm cho kháng sinh bị phá hủy hoặc mất tác dụng…

Phương pháp để chẩn đoán việc kháng thuốc của vi khuẩn HP là nội soi dạ dày, lấy vi khuẩn làm kháng sinh đồ để kiểm tra vi khuẩn phù hợp với loại thuốc nào để đưa ra phác đồ điều trị thích hợp.

Các bác sĩ cũng khuyến cáo, những người bị nhiễm vi khuẩn HP cần tránh đồ chua cay, tránh ăn mặn, tránh ăn các thực phẩm lên men; cần tuân thủ điều trị, uống thuốc đúng liều, đúng lượng, đúng giờ, khi có tác dụng phụ, cần báo ngay với bác sĩ để có hướng điều chỉnh kịp thời.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top