ĐẠI CƯƠNG
Áp - xe các tạng trong ổ bụng là một trong những bệnh lý ngoại khoa khá phổ biến trong thực hành lâm sàng, thường gặp nhất ở gan do nguyên nhân gây ra ápxe tạng như vi khuẩn, amip, sỏi đường mật, nhiễm trùng đường mật. Ngoài ra, có thể gặp áp xe thận do ứ mủ bể thận, sỏi thận.
Trước đây, điều trị áp xe tạng thường là phẫu thuật mở ổ áp xe, làm sạch và dẫn lưu dịch. Hiện nay, áp xe ổ bụng có thể được điều trị bằng phương pháp dẫn lưu ổ bụng qua da dưới hướng dẫn của Siêu âm, chụp cắt lớp vi tính, X quang tăng sáng hoặc chụp số hóa xóa nền.
CHỈ ĐỊNH VÀ CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Chỉ định
Các trường hợp áp xe ở các tạng khác nhau trong cơ thể : gan, tuỵ, lách, thận, quanh thận, áp xe trong ổ bụng, sau phúc mạc, trong cơ (có thể thay thế cho phẫu thuật).
Chống chỉ định
Rối loạn đông máu, tỉ lệ prothrombin < 70%, số lượng tiểu cầu < 50 G/l.
Suy gan, suy thận, suy hô hấp, tuần hoàn n ng (có thể thực hiện tại khoa HSTC).
CHUẨN BỊ
Người thực hiện
Bác sỹ chuyên khoa
Bác sỹ phụ
Kỹ thuật viên điện quang
Điều dưỡng
Bác sỹ, kỹ thuật viên gây mê (nếu người bệnhkhông thể hợp tác)
Phương tiện
Máy chụp mạch số hóa xóa nền (DSA)
Phim, máy in phim, hệ thống lưu trữ hình ảnh
Bộ áo chì, tạp dề, che chắn tia X
Thuốc
Thuốc gây tê tại chỗ
Thuốc gây mê toàn thân (nếu có chỉ định gây mê)
Thuốc đối quang I-ốt tan trong nước
Dung dịch sát khuẩn da, niêm mạc
Vật tư y tế thông thường
Bơm tiêm 5; 10ml
Nước cất hoặc nước muối sinh lý
Găng tay, áo, mũ, khẩu trang phẫu thuật
Bộ dụng cụ can thiệp vô trùng: dao, kéo, kẹp, 4 bát kim loại, khay quả đậu, khay đựng dụng cụ
Bông, gạc, băng dính phẫu thuật.
Hộp thuốc và dụng cụ cấp cứu tai biến thuốc đối quang.
Vật tư y tế đặc biệt
Kim Chiba
Bộ ống vào lòng mạch
Dây dẫn tiêu chuẩn 0.035inch
Dây dẫn cứng (stiff wire) 0.035inch loại dài (260-300cm)
Ống thông chụp mạch Cobra 4-5F
Ống dẫn lưu đuôi lợn 6-12F (pigtail)
Chỉ khâu da.
Người bệnh
Người bệnh được giải thích kỹ về thủ thuật để phổi hợp với thầy thuốc.
Cần nhịn ăn, uống trước 6giờ. Có thể uống không quá 50ml nước.
Tại phòng can thiệp: người bệnh nằm ngửa, lắp máy theo dõi nhịp thở, mạch, huyết áp, điện tâm đồ, SpO2. Sát trùng da sau đó phủ khăn phủ vô khuẩn có lỗ.
Người bệnh quá kích thích, không nằm yên: cần cho thuốc an thần…
Phiếu xét nghiệm
Hồ sơ bệnh án điều trị nội trú
Có phiếu chỉ định thực hiện thủ thuật đã được thông qua
Phim ảnh chụp X quang, CLVT, CHT (nếu có).
CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
Đánh giá trước can thiệp
Đánh giá ổ áp-xe bằng siêu âm và/hoặc chụp cắt lớp vi tính
Xác định vị trí, giới hạn và tính chất của ổ áp xe
Đánh dấu vị trí dự kiến tiếp cận ổ áp xe
Bộc lộ đường vào
Sát khuẩn rộng vị trí chọc kim.
Gây tê tại chỗ.
Rạch vết nhỏ ở da bằng lưỡi dao phẫu thuật.
Có thể sử dụng siêu âm để chọn đường vào thuận lợi và chính xác nhất: đường đi không xuyên qua mạch, ống tiêu hoá.
Tiếp cận ổ áp xe
Chọc kim dẫn đường qua vị trí rạch da, dưới hướng dẫn của siêu âm vào trong ổ áp xe.
Bơm thuốc đối quang vào ổ áp xe để xác định tình trạng đầu kim đã ở trong ổ áp xe.
Rút dịch trong ổ áp xe để nuôi cấy, phân lập vi sinh vật, kháng sinh đồ.
Qua kim dẫn đường đưa dây dẫn đường vào trong ổ áp xe.
Đặt ống dẫn lưu
Dùng ống nong (dilator) đưa vào ổ áp xe theo dây dẫn đường để nong rộng đường vào, cỡ tăng dần từ (từ 8 đến 12F) tùy theo đường kính ống thông dự định đặt
Đặt ống dẫn lưu có nhiều lỗ bên (pigtail) vào trong ổ áp xe theo dây dẫn
Cố định ống thông dẫn lưu bằng kim chỉ khâu phẫu thuật
Bơm rửa ổ áp xe bằng nước muối sinh lý vô khuẩn đến khi dịch trong.
NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ
Ống dẫn lưu nằm trong ổ áp xe
Dịch áp xe chảy tự nhiên qua ống dẫn lưu.
Không có tụ dịch hay tụ máu xung quanh tạng dẫn lưu.
TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ
Choáng do đau, sốc thuốc : ngừng thủ thuật và chống sốc
Chảy máu nhiều : truyền máu, phẫu thuật.
Chảy dịch áp xe vào ổ bụng, dò tiêu hoá… : tiếp tục dẫn lưu, phẫu thuật tu trường hợp.
Nhiễm khuẩn: điều trị kháng sinh, phẫu thuật tu trường hợp cụ thể
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh