Giải phẫu não và chức năng não

Nội dung

Có thể nói rằng, cấu trúc của bộ não rất phức tạp. Dưới đây là thông tin chi tiết về giải phẫu não bộ:

- Giải phẫu màng não:

Đây là phần bọc ngoài của não bộ với chức năng bảo vệ hộp sọ tránh khỏi những tổn thương khi va chạm. Màng não cũng liên quan chặt chẽ đến hệ thần kinh trung ương nên những tổn thương màng não đều rất nghiêm trọng.

Màng não gồm có:

+ Màng cứng: Là lớp ngoài cùng bao gồm mô liên kết cứng và xơ. Màng cứng lại chia thành lớp màng đáy bên ngoài và lớp màng não bên trong. Lớp màng não cũng hình thành các nếp gấp để phân chia khoang khoang riêng biệt phân thành những khu khác nhau của não bộ.

+ Màng nhện: Là lớp bao phủ não bộ và tủy sống, chính là phần kết nối giữa màng cứng và màng mềm. Khoang dưới nhện là nơi mà các mạch máu và những dây thần kinh đi qua não, hấp thu dịch não tủy.

+ Màng mềm: Lớp màng mỏng này nằm ở bên trong và bảo phủ phần vỏ não, tủy sống.

- Phần đại não: Gồm có bán cầu đại não trái và não phải. Rãnh ngăn giữa 2 bán cầu não này được gọi là khe nứt liên vùng.

Mỗi bán cầu não lại được chia thành những thùy não có chức năng khác nhau.

+ Thùy trán: nằm ở phía trước não bộ và điều khiển các hoạt động vận động, giải quyết tình huống, khả năng phán đoán và kiểm soát cảm xúc.

+ Thủy đỉnh: Thu nhận và xử lý thông tin từ bộ phận cảm giác. Vị trí của thùy đỉnh là nằm ngay sau thùy trán.

+ Thùy thái dương: Có chức năng ghi nhớ trực quan, hiểu về cảm xúc và ngôn ngữ. Vị trí của thùy thái dương là nằm ở 2 bên của phần đầu và nằm ngang với tai.

+ Thùy chẩm: Ở phía sau đại não và giúp con người có khả năng đọc và hiểu từ ngữ hay những thông tin liên quan đến tầm nhìn.

- Phần tiểu não: Vị trí của tiểu não là phần sau của não bộ. Có chức năng quan trọng trong những chuyển động chủ động, giúp cơ thể luôn trong trạng thái cân bằng.

- Não trung gian: Bao gồm:

+ Đồi thị: Có vai trò giống như một trạm chuyển tiếp để những tín hiệu đã thu nhận được sẽ tiếp tục tiến sâu vào não bộ.

+ Biểu mô: Là bộ phận có liên quan mật thiết đến những yếu tố như cảm xúc, hành vi và trí nhớ dài hạn.

+ Vùng dưới đồi: Rất quan trọng trong việc cân bằng nội môi, thực hiện những nhu cầu sinh lý của cơ thể, đặc biệt là chu kỳ đi vào giấc ngủ, thức giấc, điều hòa nhiệt độ, kiểm soát thèm ăn, điều hòa sản xuất hormone,…

- Thân não: Bao gồm:

+ Não giữa: Là bộ phận liên quan nhiều đến thính giác và thị giác.

+ Cầu não: Là phần nằm dưới não giữa và có kích thước lớn nhất trong thân não. Tại đây có những dây thần kinh sọ não với nhiều chức năng khác nhau liên quan đến cử động, cảm giác và một số cấu trúc khác vùng đầu mặt.

+ Tủy não: Có vai trò kiểm soát chức năng tim phổi và vị trí của nó thấp nhất trong cấu tạo não bộ.

 

Não bộ là cơ quan thu nhận và xử lý những thông tin từ 5 loại giác quan(thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác, xúc giác) trong cùng một thời điểm. Não bộ có thể kiểm soát được trí nhớ, hành vi, ngôn ngữ, liên quan mật thiết đến hệ thần kinh và rất nhiều hoạt động khác trong cơ thể.

Để tăng cường sức khỏe não bộ, bạn nên thực hiện một số phương pháp dưới đây:

- Bổ sung các loại thực phẩm tốt cho não bộ chẳng hạn như các loại cá béo, quả việt quất, các loại rau lá xanh,… Bên cạnh đó, cần tránh ăn quá nhiều đường và các chất phụ gia để tránh gây ảnh hưởng đến khả năng nhận thức và ghi nhớ của não bộ.

- Ngủ đủ giấc để bộ não có thời gian lưu trữ những thông tin mới và đào thải những chất độc hại ra bên ngoài.

- Không ngừng học hỏi để não bộ luôn nhạy bén và phát triển tốt. Học một loại ngôn ngữ mới hay học nhạc cụ chính là những phương pháp rất hữu ích trong việc kích thích não bộ, dù bạn đang ở bất cứ độ tuổi nào.

- Duy trì sự tương tác và hỗ trợ xã hội để thúc đẩy giải phóng các chất hóa học thần kinh và giúp cho bộ não của bạn luôn nhạy bén.

- Thường xuyên tập thể dục để cải thiện tuần hoàn, giúp bạn thư giãn và có giấc ngủ ngon hơn, phòng tránh suy giảm nhận thức. Bạn có thể lựa chọn một số bài tập như đi bộ, đạp xe, chèo thuyền, leo núi,… và tập luyện với cường độ phù hợp với thể trạng sức khỏe của mình.

return to top