✴️ Điều trị cho bệnh nhân gãy xương sườn

1. Vị trí và vai trò của xương sườn trong cơ thể người

Trước khi tìm hiểu về nguyên nhân cũng như cách điều trị cho người bị gãy xương sườn, chúng ta cần nắm được những thông tin cơ bản về phần này. Hiểu đơn giản, chúng là những loại xương có đặc điểm dài, cong tạo thành lồng và nằm bao xung quanh ngực. Mỗi người trưởng thành thường có 24 xương sườn, tương ứng với 12 cặp.

Có thể nói, chúng giữ một vai trò vô cùng quan trọng đối với hoạt động sống của chúng ta. Đầu tiên, xương sườn có nhiệm vụ nâng đỡ trọng lượng của cơ thể, bên cạnh đó chúng tham gia bảo vệ một số cơ quan nội tạng quan trọng, đặc biệt là tim phổi.

2. Tìm hiểu về hiện tượng gãy xương sườn

Hiện nay, khá nhiều người đã từng hoặc đang phải đối mặt với tình trạng gãy xương sườn, vậy hiện tượng này xảy ra khi nào? Thông thường, khi xương sườn bị chấn thương, va chạm nghiêm trọng, chúng có thể rạn nứt, vỡ hoặc thậm chí là gãy. Bất cứ ai trong chúng ta cũng có thể gặp phải tình trạng trên nếu không may gặp một số tai nạn bất ngờ.

Có thể nói rằng, gãy, vỡ xương sườn là một trong những chấn thương khá phổ biến, thường gặp hiện nay. Chúng ta nên chú ý cẩn thận khi vận động hoặc di chuyển trên đường để tránh những tai nạn, va chạm không đáng có, gây ảnh hưởng đến khung xương nói chung và xương sườn nói riêng.

Chắc hẳn bạn rất quan tâm tới những nguyên nhân có thể khiến xương sườn bị gãy, vỡ,… Đa số bệnh nhân phải đối mặt với tình trạng trên do gặp tai nạn khi tham gia giao thông, trong quá trình làm việc hoặc là chấn thương khi chơi thể thao.

Bên cạnh đó, bạn hãy chú ý khi tham gia vào các trò chơi thể thao yêu cầu vận động mạnh khiến xương sườn chịu những tác động mạnh. Một số người sau khi chơi golf, đi chèo thuyền thường xuyên gặp phải chấn thương, về lâu về dài, chúng làm gia tăng nguy cơ gãy xương.

3. Một số triệu chứng thường gặp khi bị gãy xương sườn

Vậy nếu không may bị gãy khu vực xương sườn, làm thế nào để bạn kịp thời phát hiện cũng như điều trị? Thông thường, khi xương bị gãy, chúng ta sẽ cảm thấy đau tại vùng tổn thương, rất có thể phần xương gãy đã đâm vào một số cơ quan bên trong. Đối với bệnh nhân tổn thương ở xương sườn, họ có thể đối mặt với những con đau nhức lồng ngực cực kỳ khó chịu. Thậm chí, những vết bầm tím có thể hình thành, đây là dấu hiệu bạn không nên bỏ qua.

Một trong những đặc điểm người gãy xương sườn gặp phải đó là họ thường xuyên bị đau tức ngực, cảm giác khó thở, thiếu hơi. Khi xương bị gãy, phổi không được bảo vệ toàn diện, đó là lý do khả năng hô hấp của bạn trở nên kém hơn, khó khăn hơn so với bình thường.

Bên cạnh đó, khi xương sườn gặp vấn đề, chúng mang tới nhiều biến chứng nghiêm trọng khác. Trong đó, chúng ta không thể không nhắc tới tình trạng tràn khí màng phổi, tràn máu khoang màng phổi, viêm phổi. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh trở nên tồi tệ hơn và đe dọa trực tiếp tới sức khỏe của bệnh nhân.

4. Phương pháp chẩn đoán tình trạng gãy xương sườn

Với sự phát triển không ngừng của y học, rất nhiều máy móc, công nghệ hiện đại được áp dụng nhằm phát hiện và chẩn đoán chính xác tình trạng gãy xương sườn. Chính vì thế, bạn nên đi khám và kiểm tra ngay khi phát hiện những dấu hiệu bất thường.

4.1. Công nghệ chụp cắt lớp vi tính

Nhìn chung, công nghệ chụp X - quang không được áp dụng phổ biến để chẩn đoán tình trạng gãy xương vì chúng còn khá hạn chế, đặc biệt với trường hợp các xương sườn chỉ bị nứt. Thay vào đó, các bác sĩ khá tin tưởng lựa chọn phương pháp chụp cắt lớp vi tính. Những hình ảnh thu được phản ánh rõ về các lát cắt ngang của cấu trúc trong cơ thể. Từ đó, bác sĩ dễ dàng phát hiện, chẩn đoán vấn đề bạn đang gặp phải.

4.2. Công nghệ chụp cộng hưởng từ

Nếu muốn xác nhận những cơ quan xung quanh xương sườn có bị ảnh hưởng hay không bác sĩ sẽ chỉ định bạn đi chụp cộng hưởng từ. Với công nghệ hiện đại, công nghệ này giúp ích rất nhiều trong việc xác định tổn thương của nhiều cơ quan lân cận cũng như phát hiện ra vết gãy khó nhìn.

Ngoài ra, nếu bạn quan tâm, hãy tham khảo thêm về công nghệ xạ hình xương, chúng đang được áp dụng ngày một rộng rãi và rất hữu ích trong việc phát hiện các vết gãy xương sườn.

5. Gãy xương sườn nên điều trị như thế nào?

Như đã phân tích ở trên, khi xương sườn bị gãy, khả năng vận động cũng như sức khỏe của bệnh nhân đều bị đe dọa. Chính vì thế, chúng ta cần quan tâm và điều trị bệnh tích cực, tránh những biến chứng xấu có thể xảy ra. Tùy vào tình trạng của bạn, các bác sĩ sẽ lựa chọn phác đồ điều trị phù hợp giúp vết thương mau chóng phục hồi nhất.

Một điều quan trọng trong quá trình điều trị cho bệnh nhân gãy xương sườn đó là cấp cứu chống sốc, ngăn chặn nguy cơ bị suy hô hấp hoặc suy hệ tuần hoàn. Nếu không, tình trạng của người bệnh sẽ trở nên xấu đi và việc chữa trị gặp rất nhiều khó khăn.

Đa số bệnh nhân sẽ được cố định phần xương sườn bằng băng dính, bởi vì chúng có khả năng tự phục hồi khá nhanh, thường là sau khoảng 5 - 6 tháng. Tuy nhiên, với những vết thương khác nhau, thể trạng sức khỏe của mỗi người thì thời gian hồi phục có thể dài hoặc ngắn hơn. Trong trường hợp tổn thương cực kỳ nghiêm trọng, bệnh nhân có thể được yêu cầu tiến hành phẫu thuật để đảm bảo sức khỏe.

Đặc biệt, bạn nên sử dụng thuốc giảm đau, thuốc tê trong quá trình điều trị để giảm tình trạng đau đớn, khó chịu. Ngoài ra, bác sĩ cũng hướng dẫn bệnh nhân tập thở sâu để hạn chế nguy cơ mắc bệnh viêm phổi.

Mặc dù gãy xương sườn là một dạng chấn thương thường gặp nhưng chúng ta tuyệt đối không được coi thường và bỏ qua việc điều trị. Để đảm bảo sức khỏe cũng như khả năng phục hồi, bệnh nhân nên tuân thủ theo những hướng dẫn và phác đồ điều trị mà bác sĩ đề ra. Nếu không, bạn có thể đối mặt với nhiều biến chứng cực kỳ nguy hiểm.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top