✴️ Trật khớp háng – nguyên nhân và cách xử lý

Nội dung

Thế nào là trật khớp háng?

Trật khớp háng tương đối ít gặp chiếm khoảng

  • Trật khớp háng kiểu chậu: trật lên trên, ra sau (chiếm khoảng 85%)

  • Trật khớp háng kiểu mu: trật lên trên, ra trước

  • Trật khớp háng kiểu ngồi: trật xuống dưới, ra sau

  • Trật khớp háng kiểu bịt: trật xuống dưới, ra trước

Trật khớp háng có thể do bẩm sinh hoặc mắc phải khi bị tai nạn, ngã

Trật khớp háng có thể do bẩm sinh hoặc mắc phải khi bị tai nạn, ngã

Dấu hiệu cảnh báo trật khớp háng

Khi bị trật khớp háng, người bệnh sẽ thấy các triệu chứng như:

  • Khó khăn trong vận động, sinh hoạt: đi lại khó, đi khập khiễng, không thể cúi gập người…

  • Đau nhức ở háng, đau lan xuống chân: đau hông, hông cứng, đau đầu gối, đau chân, đau đùi

Mức độ đau khi trật khớp háng thường kéo dài liên tục với cường độ dữ dội hoặc đột ngột, vì thế người bệnh không thể vận động, sinh hoạt bình thường.

Trật khớp háng nếu không phát hiện và điều trị sớm có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như:

  • Trật khớp bẩm sinh có thể khiến trẻ bị vẹo cột sống, lệch khung chậu, thoái hóa khớp, đi khập khiễng suốt đời; Bé gái bị lêch khung chậu sẽ ảnh hưởng tới mang thai, sinh con

  • Tổn thương thần kinh: liệt cử động ở cẳng bàn chân, mất cảm giác ở gan chân, liệt thần kinh hông to

  • Trật khớp kèm gãy xương khiến người bệnh phải nằm điều trị trong thời gian dài.

Chẩn đoán và điều trị trật khớp háng

Để chẩn đoán chính xác bệnh lý ở khớp háng, người bệnh cần tới trực tiếp bệnh viện. Qua thăm khám lâm sàng, bác sĩ sẽ chỉ định làm thêm các xét nghiệm chẩn đoán chuyên sâu như chụp X-quang để xác định kiểu trật khớp, mức độ trật.

Người bệnh cần tuân thủ theo đúng phương pháp điều trị của bác sĩ để cải thiện sớm bệnh

Người bệnh cần tuân thủ theo đúng phương pháp điều trị của bác sĩ để cải thiện sớm bệnh

Tùy thuộc vào độ tuổi, mức độ trật khớp háng, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp. Mục tiêu của việc điều trị trật khớp háng là bảo vệ phần mô khớp, giảm đau, giảm viêm, khôi phục lại dáng đi, phòng ngừa trật khớp tái phát.

Cấp độ 1-2:

Đây là cấp độ trật khớp nhẹ, bác sĩ chỉ cần nắn chỉnh khớp háng. Sau đó người bệnh nằm bất động trên giường sau nắn khoảng 3 tuần. Tiếp sau đó là thực hiện các bài tập vật lý trị liệu để cải thiện chức năng vận động của khớp như: cử động bàn chân, cổ chân, gồng cơ tứ đùi, cơ u ngồi, cơ mông, xoay vặn các khớp dài từ từ….

Cấp độ 3-4:

Đây là cấp độ trật khớp nặng mà người bệnh cần phải can thiệp bằng phẫu thuật để ổn định xương bằng ghim đin vít giúp ngăn chặn khớp hông bị trượt hoặc di chuyển khỏi vị trí.

Sau phẫu thuật trật khớp háng, người bệnh cần chú ý nghỉ ngơi, vận động nhẹ nhàng, đúng cách theo sự tư vấn cụ thể của chuyên gia y tế.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top