Có 6 nhóm giải pháp chính để tăng cường thực hành TAT, bao gồm:
Các Sở Y tế các bệnh viện cần tiến hành nhiều biện pháp cả hành chính và tuyên truyền nhằm tăng cường nhận thức của người bệnh và nhân viên y tế về tác hại của lạm dụng tiêm.
Giám sát việc kê đơn thuốc cho người bệnh theo đúng quy định tại Điều 3 Khoản 6 Mục b của Thông tư 23/2011/TT-BYT ngày 10/6/2011 về việc Hướng dẫn sử dụng thuốc trong cơ sở khám ch a bệnh có giường bệnh là “bác sĩ chỉ kê đơn thuốc tiêm khi người bệnh không uống được thuốc hoặc khi sử dụng thuốc theo đường uống không đáp ứng được yêu cầu điều trị hoặc với thuốc chỉ
dùng đường tiêm”18
Bao gồm tổ chức nh ng lớp tập huấn về TAT; tổ chức hội nghị hội thảo khoa học để báo cáo nh ng kết quả nghiên cứu kết quả khảo sát liên quan đến tiêm; in ấn các tờ rơi pa nô áp phích xây dựng nh ng đoạn băng video clip để tuyên truyền tại các cơ sở y tế và trên các phương tiện truyền thông giáo dục sức khỏe về tác hại lạm dụng tiêm và tiêm không an toàn.
Những thông tin tuyên truyền bao gồm:
Hằng năm toàn thế giới có khoảng 16 tỷ mũi tiêm nhưng khoảng 70% các mũi tiêm đó thực sự không cần thiết và có thể thay thế được bằng thuốc uống.
Tiêm bắp được sử dụng phổ biến trong điều trị và chỉ nên sử dụng trong trường hợp không có thuốc uống hoặc có thuốc uống mà người bệnh nôn hoặc không nuốt được, hoặc không thể hấp thu đường ruột được.
Tiêm truyền tĩnh mạch được sử dụng để đưa một lượng lớn thuốc vào cơ thể người bệnh với khối lượng nhiều và trong nh ng trường hợp điều trị cấp cứu ở nh ng người bệnh nặng đe dọa sự sống.
Tiêm và truyền có khả năng tăng nguy cơ phơi nhiễm với máu dịch tiết chất tiết và chất thải sắc nhọn cho người nhận mũi tiêm người cung cấp mũi tiêm và cả cộng đồng (khi chất thải y tế sắc nhọn không được quản lý và thải ra cộng đồng).
Cung cấp đủ phương tiện tiêm: bơm kim tiêm vô khuẩn sử dụng một lần. Các bơm kim tiêm phải bảo đảm đủ kích cỡ yêu cầu chuyên môn và lưu ý đến an toàn cho người tiêm cộng đồng. Nên cân nhắc lựa chọn mua các loại bơm tiêm, kim tiêm, kim luồn an toàn để cung cấp cho người sử dụng. Nhân viên đặt hàng cung ứng bơm kim tiêm cần biết các thông số sau đây để đặt hàng và cung ứng đáp ứng yêu cầu chuyên môn:20
+ Tiêm trong da: Bơm tiêm 1ml mũi vát ngắn kim tiêm số 25-27 G dài 0,6-1,5 cm.
+ Tiêm dưới da: Bơm tiêm 1- 3ml kim tiêm số 23- 25G dài 1,5- 2,5 cm.
+ Tiêm bắp: Bơm tiêm 5ml kim tiêm số 21- 23G dài 2,5- 4,0 cm.
+ Tiêm tĩnh mạch: Bơm tiêm 5ml 10 ml 20ml kim tiêm số 19- 23G kim dài 2,5- 4,0 cm.
Trang bị đủ các phương tiện vệ sinh tay như lắp đặt đủ các bồn rửa tay ở buồng bệnh buồng thủ thuật. Cung cấp đủ nước xà phòng khăn lau tay sạch cho mỗi lần rửa tay hoặc dung dịch sát khuẩn tay nhanh có chứa cồn treo hoặc đặt sẵn trên các xe tiêm.
Khuyến khích cung cấp gạc miếng tẩm cồn dùng một lần thay thế hộp chứa bông cồn như hiện nay. WHO khuyến cáo không sát khuẩn da trước tiêm hơn còn tốt hơn sử dụng bông tẩm cồn không sạch để sát khuẩn da.
Các phương tiện thu gom chất thải y tế sau tiêm theo đúng quy định tại Quyết định 43/2007/QĐ-BYT ngày 30/11/2007 của Bộ Y tế ban hành Quy chế Quản lý chất thải y tế.21
Thuốc tiêm: Nếu là thuốc ống nên chọn loại ống thuốc tiêm bẻ đầu (Pop-open) hơn là loại ống thuốc phải cưa đầu bằng dao cưa. Lựa chọn loại thuốc đơn liều hơn là đa liều. Thuốc phải c n hạn sử dụng và được bảo quản theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Nhân viên y tế phải được tiêm phòng vắc xin viêm gan B;
Thiết lập thực hiện và duy trì hệ thống báo cáo theo dõi giám sát phòng ngừa rủi ro do vật sắc nhọn tại đơn vị.
Thông qua tổ chức các lớp tập huấn ngắn ngày về TAT quản lý chất thải y tế phòng ngừa chuẩn cho nhân viên y tế nhằm tăng cường nhận thức kỹ năng thực hành tiêm an toàn hướng tới giảm thiểu tai nạn rủi ro do mũi kim tiêm hoặc vật sắc nhọn.
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của Điều dưỡng trưởng và mạng lưới KSNK về việc tuân thủ vệ sinh tay tuân thủ quy trình tiêm truyền dịch và KSNK.
Thực hành đúng quy trình kỹ thuật tiêm: Sau đây là nh ng hướng dẫn trọng tâm trong thực hành TAT.
Thực hiện theo hướng dẫn tại công văn số 7517/BYT-ĐTr ngày 12/10/200722, hướng dẫn phòng ngừa chuẩn của Bộ Y tế và 5 thời điểm vệ sinh tay của WHO theo hình sau đây:
Các thời điểm vệ sinh tay (hình 3):
Trước khi tiếp xúc với người bệnh
Trước khi làm thủ thuật vô khuẩn
Sau khi tiếp xúc với máu và dịch cơ thể
Sau khi chăm sóc người bệnh
Sau khi đụng chạm vào những vùng xung quanh người bệnh.
3. Năm thời điểm vệ sinh tay
Xe tiêm được lau sạch trước khi chuẩn bị dụng cụ tiêm và sau khi sử dụng. Tầng 1 được lau bằng dung dịch sát khuẩn. Không để vết bẩn hoen ố rỉ sắt trên mặt xe. Các vật dụng được sắp xếp ngăn nắp thẩm mỹ và thuận tiện cho các thao tác và tránh được nhầm lẫn. Có thể sử dụng xe tiêm 3 tầng hoặc 2 tầng nhưng thuận tiện hơn cả nếu sử dụng xe tiêm hai tầng có ngăn kéo dưới tầng 1. Xe tiêm cần được sắp xếp theo thứ tự sau:
+ Tầng 1 (trên cùng) đặt các phương tiện vô khuẩn và sạch dụng cụ thường xuyên sử dụng như bơm kim tiêm phương tiện sát khuẩn da dung dịch sát khuẩn tay chứa cồn sổ thuốc.
+ Tầng 2 (hoặc ngăn kéo): chứa bơm kim tiêm kim luồn dây truyền dự tr găng tay máy đo huyết áp hộp thuốc (dịch truyền nếu là tầng II) hộp chống sốc.
+ Tầng 3 (hoặc thành xe thấp hơn tầng trên cùng hoặc tầng 2): đựng các hộp túi chứa chất thải.
Có đủ phương tiện phục vụ cho mục đích chỉ định tiêm:
+ Bơm kim tiêm vô khuẩn, kích cỡ phù hợp cho mỗi mũi tiêm. Kiểm tra tình trạng nguyên vẹn của bao gói bơm kim tiêm còn hạn dùng đề ph ng túi thủng hoặc nhiễm bẩn trước khi đặt lên xe tiêm.
+ Thuốc tiêm: Kiểm tra tên thuốc hàm lượng, hạn sử dụng, chất lượng của thuốc thông qua sự nguyên vẹn của lọ, ống thuốc và loại bỏ những ống thuốc, lọ thuốc không bảo đảm chất lượng (vẩn đục, biến màu, quá hạn sử dụng).
+ ống nước cất pha thuốc tiêm sử dụng một lần.
+ Bông cồn sát khuẩn da: nên dùng miếng bông cồn (Alcohol Pats) sử dụng một lần. Cồn sát khuẩn da là cồn Isopropyl hoặc ethanol 70%.
+ Dung dịch sát khuẩn tay nhanh.
+ Hộp chống sốc phản vệ: đủ cơ số còn hạn dùng. Cơ số thuốc trong hộp cấp cứu theo Hướng dẫn sử trí sốc phản vệ của Bộ Y tế (Adrenalin 1mg x 2 ống; Solumedrol 40mg hoặc Depersolon 30 mg x 2 ống; nước cất 10 ml x 2 ống; 2 bơm tiêm 10ml 2 bơm tiêm 1ml; dây ga rô; bông cồn sát khuẩn 1 lần; phác đồ cấp cứu sốc phản vệ.23
Phương tiện phòng hộ: Căn cứ vào đánh giá nguy cơ để lựa chọn phương tiện phòng hộ thích hợp.
+ Găng tay: Mục đích mang (đeo) găng tay trong tiêm là dự phòng phơi nhiễm với máu và dịch tiết cho nhân viên y tế. Do vậy chỉ mang găng tay sạch khi có nguy cơ tiếp xúc với máu và dịch tiết của người bệnh hoặc da tay của nhân viên y tế bị tổn thương (viêm da thương tổn da vết cắt vết xước). Nếu da tay của nhân viên y tế bị tổn thương cần băng phủ vết thương hoặc mang găng khi thực hiện quy trình tiêm;
+ Khẩu trang kính bảo vệ mắt và các loại quần áo bảo vệ khác KHÔNG ĐƯỢC chỉ định sử dụng trong quy trình tiêm bắp trong da dưới da tĩnh mạch ngoại biên.
Tuy nhiên trường hợp có nguy cơ bị phơi nhiễm do máu bắn và tiêm truyền tĩnh mạch trung tâm phải mang găng vô trùng và khẩu trang y tế1. Trường hợp tiêm cho người bệnh mắc bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp như Rubella Sởi AIDS có nhiễm lao cần mang khẩu trang phòng lây truyền qua đường hô hấp.
Phương tiện đựng chất thải sắc nhọn phải phù hợp với phương pháp tiêu huỷ cuối cùng. Hộp đựng chất thải sắc nhọn phải bảo đảm các tiêu chuẩn: thành và đáy cứng không bị xuyên thủng; có khả năng chống thấm; kích thước phù hợp; có nắp đóng mở dễ dàng; Miệng hộp đủ lớn để cho vật sắc nhọn vào mà không cần dùng lực đẩy; có dòng ch “CHỈ ĐỰNG CHẤT THẢI SẮC NHỌN” và có vạch báo hiệu ở mức 3/4 hộp và có dòng ch “KHÔNG ĐƯỢC ĐỰNG QUÁ VẠCH NÀY”; mầu vàng; có quai hoặc kèm hệ thống cố định; khi di chuyển vật sắc nhọn bên trong không bị đổ ra ngoài.21
Đối với hộp nhựa đựng chất thải sắc nhọn có thể tái sử dụng trước khi tái sử dụng hộp nhựa phải được vệ sinh khử khuẩn theo quy trình khử khuẩn dụng cụ y tế. Hộp nhựa sau khi khử khuẩn để tái sử dụng phải còn đủ các tính năng ban đầu.
Đối với các cơ sở y tế sử dụng máy hủy kim tiêm máy cắt kim tiêm hộp đựng chất thải sắc nhọn (là một bộ phận trong thiết kế của máy hủy, máy cắt kim tiêm) phải được làm bằng kim loại hoặc nhựa cứng để có thể cọ rửa trước khi tái sử dụng.
Đúng người bệnh đúng thuốc đúng liều lượng đúng thời điểm đúng đường tiêm19,43 để bảo đảm an toàn cho người bệnh. Nội dung này cần thực hiện tại 2 thời điểm chuẩn bị phương tiện thuốc tiêm và trước khi tiêm.
Nếu nhận y lệnh miệng (trong trường hợp cấp cứu) người nhận y lệnh phải nhắc lại tên thuốc đọc từng chữ cái rõ ràng để bác sĩ xác nhận. Người thực hiện mũi tiêm trong trường hợp này nên là người nhận y lệnh.
Trước khi tiêm cần hỏi người bệnh về tiền sử dị ứng thuốc dị ứng thức ăn trước khi cho người bệnh tiêm mũi thuốc đầu tiên. Luôn mang theo hộp chống sốc khi đi tiêm. Trong khi tiêm cần bơm thuốc chậm tốc độ thông thường trong tiêm bắp khoảng 1ml/10 giây3, vừa tiêm vừa phải quan sát sắc mặt người bệnh. Sau khi tiêm nên để người bệnh nằm hoặc ngồi tại chỗ 10 phút-15 phút đề phòng sốc phản vệ xuất hiện muộn.
+ Thường xẩy ra sau khi tiêm từ vài giây đến 20-30 phút.
+ Khởi đầu người bệnh có cảm giác ớn lạnh bồn chồn hốt hoảng buồn nôn nôn cảm giác khó thở đau ngực vã mồ hôi tay chân lạnh…
+ Mạch nhanh nhỏ huyết áp tụt ngứa ran khắp người đau quặn bụng đại tiểu tiện không tự chủ.
+ Ngừng tiêm ngay
+ Cho người bệnh nằm nghỉ tại chỗ đầu thấp nới rộng quần áo và ủ ấm cho người bệnh.
+ Tiêm dưới da 1/2 ống -1 ống Adrernalin 1mg ngay sau khi có dấu hiệu của sốc phản vệ xẩy ra đối với người lớn (0.01 mg/1 kg cân nặng cơ thể) không quá 0 3ml đối với trẻ em đồng thời gọi người trợ giúp và báo bác sĩ xin y lệnh điều trị. Trường hợp không có bác sĩ tiếp tục tiêm như trên 10 phút-15 phút/lần đến khi huyết áp trở lại bình thường.
Trường hợp không bắt được mạch ở người bệnh là người lớn thì tiêm ngay 0,30,5 mg adrenalin lần/mỗi 5 phút vào mạch máu lớn như tĩnh mạch bẹn tĩnh mạch cảnh hoặc catheter tĩnh mạch trung tâm cho đến khi mạch quay bắt rõ.
+ Cho người bệnh thở ôxy mũi thổi ngạt hoặc bóp bóng Ambu có oxy. Nặng hơn n a thì phải chuẩn bị ngay phương tiện cho thầy thuốc đặt nội khí quản hoặc mở khí quản (nếu có phù thanh môn) và hỗ trợ hô hấp bằng thông khí nhân tạo.
+ Theo dõi huyết áp 10 phút-15 phút một lần.
Chọn vùng da tiêm mềm mại không có tổn thương không có sẹo lồi lõm
Xác định đúng vị trí tiêm
Tiêm đúng góc độ và độ sâu
Khối lượng thuốc tiêm bắp cho mỗi lần tiêm không quá mức qui định - Không tiêm nhiều lần vào cùng một vị trí trên cùng một người bệnh.
Luôn hỏi người bệnh về tiền sử dùng thuốc để tránh tương tác thuốc
Bảo đảm đúng kỹ thuật vô khuẩn trong tiêm truyền
Chuẩn bị thuốc và phương tiện tiêm ở môi trường sạch, không bụi, không vấy máu hoặc dịch.
Sử dụng thuốc tiêm một liều. Nếu phải sử dụng thuốc tiêm nhiều liều, cần sử dụng kim lấy thuốc vô khuẩn và không để kim lấy thuốc lưu ở lọ thuốc.
Không pha trộn hai hoặc nhiều loại thuốc vào 1 bơm tiêm. Không dùng 1 kim tiêm để lấy nhiều loại thuốc.
Loại bỏ kim tiêm đã đụng chạm vào bất kỳ bề mặt nào không vô khuẩn.
Lường trước đề ph ng sự di chuyển đột ngột của người bệnh trong và sau khi tiêm. Giải thích hướng dẫn cho người bệnh về kỹ thuật tiêm tác dụng và tư thế. Cho người bệnh nằm hoặc ngồi chắc chắn khi tiêm cơ vùng tiêm H 4. Lường trước sự di chuyển đột ngột của NB được thả lỏng. Chú ý tư thế giữ đối với trẻ nhỏ khi thực hiện tiêm (hình 4).
Hướng dẫn người bệnh những điều cần thiết sau khi tiêm.
Mang găng khi có nguy cơ tiếp xúc với máu hoặc dịch tiết của người bệnh.
Dùng gạc bọc vào đầu ống thuốc trước khi bẻ để tránh mảnh vỡ rơi vào ống thuốc rơi ra sàn nhà bắn vào người đâm vào tay
Không dùng tay để đậy nắp kim sau tiêm nếu cần hãy sử dụng một tay và múc nắp đặt trên một mặt phẳng rồi mới đậy nắp kim
Không tháo rời kim tiêm ra khỏi bơm tiêm sau khi tiêm.
Bỏ bơm kim tiêm kim truyền vào hộp kháng thủng ngay sau khi tiêm.
Không để vật sắc nhọn đầy quá 3/4 hộp kháng thủng. Đậy nắp và niêm phong hộp kháng thủng để vận chuyển tới nơi an toàn (hình 7).
Không mở hộp không làm rỗng để sử dụng lại hộp kháng thủng sau khi đã đậy nắp hoặc niêm phong hộp.
Khi bị phơi nhiễm do vật sắc nhọn cần xử lý và khai báo ngay theo hướng dẫn
Thông báo giải thích rõ cho người bệnh hoặc người nhà người bệnh trước khi tiêm thuốc.
Kiểm tra chắc chắn y lệnh được ghi trong bệnh án. Trường hợp cấp cứu bác sĩ ra y lệnh bằng miệng điều dưỡng tiêm phải nhắc lại rõ ràng tên thuốc hàm lượng liều dùng để khẳng định không nhầm lẫn rồi mới thực hiện. Sau đó nhắc bác sĩ ghi ngay y lệnh vào hồ sơ bệnh án.
Đánh giá tình trạng người bệnh trước trong và sau khi tiêm.
Pha thuốc và lấy thuốc tiêm trước sự chứng kiến của người bệnh hoặc người nhà người bệnh.
Ghi lại lọ/ống thuốc có ghi tên người bệnh đến hết ngày tiêm để làm vật chứng (nếu cần).
Ghi phiếu chăm sóc: thuốc đã sử dụng phản ứng của người bệnh xử trí chăm sóc trước trong và sau khi tiêm thuốc.
c,Không gây nguy hại cho cộng đồng
Chuẩn bị hộp thùng kháng thủng để đựng vật sắc nhọn (hình 8) hoặc máy cắt kim tiêm (hình 10). Các đơn vị khi sử dụng hộp hoặc lọ kháng thủng tự tạo (hình 9) để chứa vật sắc nhọn phải bảo đảm tiêu chuẩn hộp đựng sắc nhọn theo quy định tại Quyết định 43/2008/QĐ-BYT về Quy chế quản lý chất thải y tế và Tài liệu hướng dẫn Quản lý chất thải y tế từ các hoạt động liên quan đến tiêm ở cơ sở y tế tuyến huyện của WHO, 2006.
Tạo thành thói quen cho người tiêm: bỏ bơm kim tiêm vào hộp kháng thủng ngay sau khi tiêm.
Thu gom và bảo quản bơm kim tiêm đã sử dụng theo đúng Quy chế quản lý chất thải y tế.
Rửa sạch da vùng tiêm nếu bẩn. Để sát khuẩn vùng da tiêm áp dụng các bước dưới đây:24, 25
Sử dụng bông hoặc gạc thấm dung dịch chứa cồn isopropyl hay ethanol 70%. KHÔNG dùng cồn methanol hoặc cồn metylic vì không an toàn cho người. Không dùng bông cồn chứa trong lọ hoặc hộp lưu c u. Có thể sử dụng một trong nh ng cách thức sau:1
+ Sử dụng kẹp không mấu vô khuẩn để gắp bông gạc tẩm cồn: khi sát khuẩn không được chạm kẹp vào da người bệnh.
+ Dùng tay (sau khi đã vệ sinh tay) để cầm bông cồn sát khuẩn. Khi sát khuẩn không được chạm tay vào phần bông tiếp xúc với da vùng tiêm.
+ Sử dụng tăm bông: khi sát khuẩn không chạm tay
được sát khuẩn để vào bông cầm nắm bông gạc
Sát khuẩn da vùng tiêm theo hình xoáy ốc từ trong ra ngoài với đường kính khoảng 10 cm cho đến khi sạch.
Thời gian sát khuẩn trong 30 giây để da tự khô hoàn toàn
rồi mới tiêm.
Không chạm tay hoặc vật dụng không vô khuẩn vào vùng da đã được sát khuẩn.
Lấy thuốc vào bơm tiêm:
*. Nguyên tắc:
Thực hiện 4 không: KHÔNG sử dụng một bơm kim tiêm đã lấy thuốc để dùng cho nhiều người bệnh (bảo đảm một kim tiêm một bơm tiêm một người bệnh);
KHÔNG tái sử dụng bơm kim tiêm; KHÔNG sử dụng một bơm kim tiêm pha thuốc duy nhất để pha cho nhiều lọ thuốc; KHÔNG kết hợp thuốc còn thừa lại để dùng sau.
Lấy thuốc tiêm từ lọ thuốc: Nên sử dụng Lọ thuốc đơn liều cho từng người bệnh cho mỗi mũi tiêm để giảm nguy cơ lây nhiễm chéo gi a các người bệnh. Có thể sử dụng Lọ thuốc đa liều nếu không còn sự lựa chọn nào khác nhưng chỉ mở một lọ thuốc đa liều cụ thể tại một thời điểm tại mỗi khu vực chăm sóc người bệnh. Nếu có thể giữ một lọ thuốc đa liều cho mỗi người bệnh và sau khi đã ghi tên người bệnh ở bên ngoài cất lọ lưu gi lọ thuốc đó ở phòng điều trị hoặc phòng thuốc riêng biệt.
KHÔNG để các lọ thuốc đa liều ở ngoài môi trường tránh bị nhiễm bẩn.
Loại bỏ lọ thuốc đa liều nếu nghi ngờ thuốc không còn vô khuẩn; không c n bảo đảm chất lượng; hoặc hết thời hạn sử dụng; hoặc không được cất giữ đúng cách sau khi mở. Loại bỏ thuốc sau thời gian khuyến cáo của nhà sản xuất.
Lấy thuốc tiêm từ ống thuốc: nên chọn mua hoặc sử dụng loại ống thuốc có đầu mở (Pop-open) bất cứ khi nào có thể.
2) Phương pháp lấy thuốc qua nắp lọ cao su:
Sát khuẩn nắp lọ bằng một miếng bông gạc tẩm cồn 70% (cồn isopropyl hoặc ethanol) và để cồn tự khô trước khi đưa kim lấy thuốc vào trong lọ thuốc.
Nếu là lọ thuốc đa liều: dùng một bơm kim tiêm lấy thuốc vô khuẩn cho mỗi lần lấy thuốc và không để lưu kim lấy thuốc trong lọ.
Khi đã lấy thuốc vào bơm kim tiêm cần tiêm cho người bệnh càng sớm càng tốt.
Ghi và dán nhãn lọ thuốc đa liều sau khi pha xong với các nội dung: ngày và thời gian chuẩn bị; loại và thể tích dung dịch pha (nếu có); nồng độ cuối cùng; ngày và thời gian hết hạn sau khi pha; tên và chữ ký người pha thuốc.
Đối với thuốc đa liều KHÔNG cần pha bổ sung thêm một nhãn với nội dung:
Ngày và thời gian lần đầu tiên lấy thuốc; tên và ch ký người lấy thuốc đầu tiên.
Trì hoãn mũi tiêm sau khi đã chuẩn bị:
Nếu vì một lý do nào đó không thể tiêm ngay thuốc hãy đậy kim tiêm bằng kỹ thuật Vùng không được đụng chạm tay múc một tay (one-hand scoop technique) sau đó đưa vào bao nilon đựng bơm tiêm (được gi lại khi mở bơm tiêm) hoặc gi lại trong hộp
hoặc khay được hấp sấy khô.
Vùng không được đụng chạm tay
Những điểm quan trọng cần lưu ý: có khả năng gây nhiễm khuẩn
KHÔNG được chạm kim tiêm vào bất cứ bề mặt nào đã bị nhiễm bẩn.
KHÔNG được cầm nắm đụng chạm tay vào pít tông đầu ăm bu thân kim tiêm trong quá trình chuẩn bị thuốc tiêm thuốc
KHÔNG được sử dụng lại bơm tiêm kể cả khi đã thay kim tiêm.
KHÔNG đụng chạm vào nắp lọ thuốc sau khi đã lau khử khuẩn bằng cồn 60-70% (cồn isopropyl hoặc ethanol).
KHÔNG dùng một bơm kim tiêm lấy thuốc cho nhiều lọ thuốc đa liều.
KHÔNG cắm bơm kim tiêm đã sử dụng vào lọ thuốc nếu lọ thuốc đó sẽ tiếp tục được sử dụng cho cùng một người bệnh hoặc cho người bệnh khác
KHÔNG sử dụng túi hoặc chai dung dịch truyền tĩnh mạch để pha thuốc hoặc tiêm cho nhiều người bệnh (trừ trường hợp các nhà thuốc sử dụng tủ vô trùng).
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh