MỤC ĐÍCH
Đánh giá được tổng trạng của người bệnh.
Theo dõi được tình trạng và diễn tiến của bệnh.
Giúp bác sĩ trong chẩn đoán và điều trị.
CHỈ ĐỊNH
Người bệnh mới vào viện, khám sức khoẻ.
Những bệnh về hô hấp và tuần hoàn.
Trong thời kỳ thai nghén.
Trường hợp nặng.
Trước và sau khi phẫu thuật.
Những trường hợp cần thiết: truyền dịch, truyền máu, chọc dò màng phổi tủy sống, chạy thận nhân tạo…
Những trường hợp bệnh có ảnh hưởng đến mạch, nhịp thở, huyết áp và thân nhiệt.
Lưu ý: thông thường 1 ngày lấy 2 lần, trường hợp đặc biệt tuỳ theo tình trạng bệnh.
NHẬN ĐỊNH NGƯỜI BỆNH
Tuổi: già, trẻ…
Tình trạng tri giác: tỉnh, lơ mơ, hôn mê.
Tình trạng bệnh lý đi kèm: ho nhiều, nôn ói, già yếu…
Tình trạng dùng thuốc có ảnh hưởng đến hơi thở hay mạch, huyết áp Chu vi chi đo.
CHUẨN BỊ NGƯỜI BỆNH
Giải thích cho người bệnh.
Đặt người bệnh ở tư thế thích hợp.
DỤNG CỤ
Một khay đựng:
Hộp đựng nhiệt kế.
Khay hạt đậu đựng dung dịch khử khuẩn có lót vải thưa.
Bông sạch và giấy lau.
Túi đựng đồ bẩn.
Chất trơn: nếu đo nhiệt độ ở hậu môn.
Khăn lau nách: nếu đo nhiệt độ ở nách.
Đồng hồ có kim giây.
Máy đo huyết áp.
ống nghe.
Bút ghi màu đỏ (ghi mạch) và màu xanh (ghi nhiệt độ).
Phiếu theo dõi hoặc sổ tay.
TIẾN TRÌNH KỸ THUẬT
Cách đo thân nhiệt
Đo thân nhiệt ở miệng
Không nên đo thân nhiệt ở miệng khi người bệnh:
Khó thở, ho, nôn ói nhiều.
Miệng bị lở loét hay có vết thương.
Trẻ nhỏ kém nhận thức.
Người già lú lẫn, rụng hết răng, cơ miệng yếu.
Liệt vùng mặt.
Động kinh, co giật, mê sảng, hôn mê…
Tâm thần.
Đang chườm nóng ở cổ, mặt.
Đo thân nhiệt ở hậu môn
Không nên đo thân nhiệt ở hậu môn khi người bệnh:
Trĩ trong thời kỳ xung huyết.
Tiêu chảy, kiết lỵ.
Vết thương ở hậu môn.
Vừa mới thụt tháo.
Phẫu thuật vùng hậu môn.
Táo bón.
Trẻ sơ sinh.
Đo thân nhiệt ở nách
Không nên đo thân nhiệt ở nách khi người bệnh:
Có vết thương ở vùng nách.
Có thể đo thân nhiệt ở các vị trí khác được.
Cách đếm mạch
Cho người bệnh nghỉ ngơi 15 phút trước khi đếm mạch.
Dùng 2 – 3 ngón tay để đếm mạch, không được dùng ngón cái.
Đếm nhịp mạch trong vòng 30 giây nếu mạch đều hoặc trọn 1 phút nếu mạch không đều.
Khi đếm mạch cần lưu ý tần số, nhịp điệu, cường độ và sức căng của mạch.
Viết vào phiếu bệnh nghiệm bằng mực màu đỏ.
Đếm nhịp thở
Cho người bệnh nghỉ ngơi 15 phút trước khi đếm nhịp thở.
Khi đếm nhịp thở không được để người bệnh biết.
Khi đếm nhịp thở cần lưu ý: tần số, nhịp điệu, biên độ và âm sắc.
Đo huyết áp
Cho người bệnh nghỉ ngơi 15 phút trước khi đo huyết áp.
Chi đo đặt ngang mức tim.
Không được bơm nhồi khi đo.
Nếu nghi ngờ kết quả đo, phải để người bệnh nghỉ 15 phút mới đo lại.
Dọn dẹp và bảo quản dụng cụ
Đem dụng cụ về phòng làm việc.
Xử lý chất thải đúng nơi qui định.
Rửa nhiệt kế:
Dùng bông gòn thấm dung dịch khử khuẩn lau nhiệt kế, lau từ trên xuống dưới bầu thủy ngân.
Mỗi viên gòn chỉ lau một nhiệt kế.
Rửa nhiệt kế dưới vòi nước cho sạch.
Lau khô.
Ngâm nhiệt kế vào dung dịch khử khuẩn lần 2: có thể dùng zéphiran 0,1% trong 15 phút hoặc cồn Iod 1% trong 10 phút.
Rửa lại với nước sạch.
Lau khô cho vào hộp cất.
Cuốn gọn máy đo huyết áp cho vào bao đựng hoặc hộp.
Đem dụng cụ về phòng làm việc, dùng cồn Iod lau sạch 2 đầu ống nghe, loa ống và trả về chỗ cũ.
GHI HỒ SƠ
Ghi ngày giờ đo thân nhiệt, đếm mạch, nhịp thở, huyết áp...
Cần ghi rõ:
Nhiệt độ và vị trí đo.
Số mạch trong 1 phút, nhịp điệu, cường độ và sức căng.
Số nhịp thở trong 1 phút, nhịp điệu, biên độ và âm sắc.
Tư thế và vị trí đo huyết áp.
Kẻ vào bảng theo dõi dấu sinh tồn
Huyết áp đo được ghi bằng phân số. Ví dụ 120/70 hoặc mũi tên vào bảng theo dõi sinh tồn.
Tên người điều dưỡng thực hiện.
NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý
Cho người bệnh nghỉ ngơi 15 phút trước khi đo thân nhiệt, huyết áp, đếm mạch và nhịp thở.
Đo thân nhiệt, đo huyết áp, đếm mạch và nhịp thở 2 lần trong ngày hoặc nhiều hơn tùy tình trạng người bệnh.
Nếu nghi ngờ kết quả phải đếm hoặc đo lại.
Chỉ được đo thân nhiệt ở miệng cho 1 lần 6 người bệnh, đo thân nhiệt ở hậu môn 1 lần 1 người bệnh.
Không được đếm nhịp thở cho người bệnh vừa mới dùng thuốc hoặc chất kích thích hô hấp.
Không được để cho người bệnh biết ta đang đếm nhịp thở.
Đối với trẻ em cần phải đếm mạch, nhịp thở, đo huyết áp trước khi đo thân nhiệt.
Khi đo huyết áp nên đo đúng giờ, cùng máy, cùng tư thế, cùng vị trí, nhất là trong trường hợp cần theo dõi huyết áp.
Nếu nghi ngờ kết quả, 15 phút sau đo lại.
Nếu không có ống nghe có thể dùng tay để bắt mạch. Trường hợp này chỉ đo được huyết áp tối đa.
Chi đo phải ngang với mức tim.
Máy đo phải phù hợp với chi đo: chiều dài của túi hơi bằng 80 – 100%, hoặc chiều rộng bằng 40 – 50 % chu vi chi đo.
Đặt dây cao su của máy đo dọc theo đường đi của động mạch.
Quần áo của người bệnh không được siết chặt chi đo.
BẢNG KIỂM LƯỢNG GIÁ KỸ NĂNG: SOẠN DỤNG CỤ LẤY DẤU SINH HIỆU
Hình 17.6. Dụng cụ lấy dấu sinh hiệu Hình 17.7. Vị trí đặt nhiệt kế tại miệng
BẢNG KIỂM LƯỢNG GIÁ KỸ NĂNG LẤY NHIỆT KẾ MIỆNG
Hình 17.8. Đo thân nhiệt ở nách
BẢNG KIỂM LƯỢNG GIÁ CHO KỸ THUẬT LẤY NHIỆT KẾ Ở NÁCH
Hình 17.9. Tư thế người bệnh khi đặt nhiệt Hình 17.10. Cách đặt nhiệt kế hậu môn kế ở nách
BẢNG KIỂM LƯỢNG GIÁ KỸ NĂNG ĐO NHIỆT KẾ Ở HẬU MÔN
Hình 17.11. Kỹ thuật đếm mạch ở mạch quay
BẢNG KIỂM LƯỢNG GIÁ KỸ NĂNG ĐẾM MẠCH
BẢNG KIỂM LƯƠNG GIÁ KỸ NĂNG ĐẾM NHỊP THỞ
BẢNG KIỂM LƯỢNG GIÁ KỸ NĂNG ĐẾM MẠCH
BẢNG KIỂM LƯỢNG GIÁ KỸ NĂNG ĐẾM NHỊP THỞ
Hình 17.12. Kỹ thuật đo huyết áp
BẢNG KIỂM LƯỢNG GIÁ KỸ NĂNG ĐO HUYẾT ÁP
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh