KỸ THUẬT HÚT DỊCH TÁ TRÀNG
Nhắc lại giải phẫu và sinh lý
Ruột non là nơi quan trọng nhất thực hiện sự tiêu hóa và hấp thu thức ăn với sự hỗ trợ của tuyến tụy, mật và gan. Ruột non chia làm 3 đoạn: tá tràng, hỗng tràng và hồi tràng. Chiều dài khoảng 5m, diện tích hấp thụ là 250m2, nhờ nếp gấp niêm mạc, nhung mao và vi nhung mao.
Hoạt động cơ học: có vai trò nhào trộn nhũ trấp với dịch tiêu hóa, mật và dịch tụy.
Hoạt động bài tiết: các chất dịch trong tá tràng do 3 nguồn đưa đến tụy, mật và dịch các tuyến của thành ruột non.
Thành phần dịch tụy: khoảng 1200-1500ml/ngày. Enzym quan trọng nhất là trypsin, chymotrypsin, carboxypolypeptidase, ion bicarbonat, nồng độ ion này trong dịch tụy cao hơn nhiều so với huyết tương giúp trung hòa acid của dạ dày.
Thành phần dịch mật: khoảng 200-1100ml/ngày. Mật được tạo ra bởi các tế bào gan rồi sau đó đưa xuống tá tràng bởi hệ thống dẫn mật, hoặc dự trữ trong túi mật. Khi đi qua ống dẫn mật, có thêm sự bài tiết của Na+ và HCO3ư vào dịch mật. Thành phần gồm có muối mật, billirubin, cholesterol, lecithin, các chất điện giải và nước. Muối mật rất cần cho sự tiêu hóa và hấp thu mỡ nhờ tác dụng nhũ tương hóa và thành lập các hạt micelle. Lượng muối mật được bài tiết tùy thuộc vào lượng muối mật được tái hấp thu.
Định nghĩa
Hút dịch tá tràng: đặt ống thông vào tá tràng qua đường miệng hoặc mũi để hút dịch mật với mục đích để chẩn đoán và điều trị bệnh.
Mục đích
Lấy mật để chẩn đoán một số bệnh về tụy, gan, mật.
Thăm dò chức năng bài tiết mật của gan và túi mật.
Thăm dò chức năng tụy và tá tràng.
Chỉ định
Sỏi túi mật.
Tắc mật.
Viêm túi mật, viêm ống dẫn mật.
Dọn dẹp dụng cụ
Rửa sạch dụng cụ với nước xà phòng, lau khô.
Gửi tiệt trùng lúc cần.
Trả những dụng cụ khác về chỗ cũ.
Ghi hồ sơ
Ngày giờ hút dịch tá tràng.
Số lượng nước mật hút ra, màu sắc tính chất khác thường (nếu có).
Phương pháp hút dịch tá tràng
Dùng ống Eirhnor qua miệng vào đoạn II tá tràng để hút dịch tá tràng hay mật với.
Khi đặt ống vào đoạn II tá tràng, người ta hút được mật A: màu vàng tươi, mật ở ống mật chủ và ống dẫn mật.
Sau khi bơm MgSO4 30% người ta hút được mật B: màu nâu sẫm từ túi mật.
Mật C: mật ở gan, màu vàng rơm.
Những điều cần lưu ý và chăm sóc người bệnh khi hút dịch tá tràng
Trước khi lấy dịch để xét nghiệm người bệnh phải được nhịn đói vào chiều hôm trước, sáng hôm sau phải được thực hiện ngay.
Khi đặt ống phải nhẹ nhàng.
Bơm thật chậm MgSO4 để tránh phản xạ nôn.
Theo dõi triệu chứng đau bụng của người bệnh.
Hình 40.1. Khay dụng cụ hút dịch tá tràng
Bảng 40.4. Bảng kiểm lượng giá kỹ năng sọan dụng cụ hút dịch tá tràng
Stt |
Nội dung |
Thang điểm |
||
0 |
1 |
2 |
||
1 |
Rửa tay |
|||
2 |
Trải khăn sạch |
|||
3 |
Dụng cụ trong khay gồm: Ống Einhorn Bơm tiêm 20ml Ly nước chín Bồn hạt đậu Chất trơn (Glycérin, nước, paraffine, Vaseline) Gạc miếng 3 ống nghiệm có dán nhãn A, B, C Dung dịch Bicarbonate 2% (nếu cần để rửa dạ dày) Dung dịch Cocaine (làm giảm phản ứng nôn ói) Sulfate Magnésie 30%: 20-50ml (hoặc 100ml dầu olive hoặc 25ml dung dịch pepsine 10%). |
|
||
4 |
Dụng cụ khác: Khăn bông Vải cao su Băng keo, kéo Túi chứa rác thải y tế Găng tay sạch Đồng hồ, giấy quỳ Phiếu xét nghiệm |
|||
Tổng cộng |
||||
Tổng số điểm đạt được |
Bảng 40.5. Bảng kiểm hướng dẫn học kỹ năng hút dịch tá tràng
Stt |
Nội dung |
Ý nghĩa |
Tiêu chuẩn cần đạt |
1 |
Báo, giải thích cho người bệnh |
Giúp người bệnh an tâm và hợp tác |
ân cần, cảm thông, thấu hiểu |
2 |
Cho người bệnh nằm đầu cao |
Tư thế giúp việc đặt ống thông qua mũi hầu dễ dàng |
Nằm đầu cao 30o-45o |
3 |
Choàng tấm nilon và khăn che cổ ngực người bệnh, đặt bồn hạt đậu dưới cằm người bệnh |
Giúp người bệnh tiện nghi tránh bị dính chất tiết |
Tấm nylon và khăn có thể hứng chất tiết nếu có vương vãi ra ngoài |
4 |
Rửa tay, mang găng tay sạch |
Giảm nguy cơ lây nhiễm |
Rửa tay nhanh |
5 |
Bơm dung dịch xylocain vào vòm họng người bệnh |
Giảm bớt cảm giác nôn |
Chỉ bơm nếu người bệnh dễ bị kích thích |
6 |
Đo ống Einhorn: từ miệng đến dái tai, từ dái tai đến mũi ức tương ứng vạch I (tâm vị), vạch II cách vạch I là 15cm (môn vị), vạch III cách vạch II 15cm (khúc II tá tràng) |
Xác định chính xác khoảng cách trên ống thông |
Không chạm ống vào người bệnh, khi đo không kéo căng ống, đo chính xác |
7 |
Dùng gạc cầm tube Einhorn nhúng vào ly nước làm trơn ống, vẩy cho ráo nước ở đầu ống |
Đặt ống thông dễ dàng qua mũi vào đến hầu, xuống thực quản |
Làm trơn ống, vẩy cho ráo nước ở đầu ống, có thể dùng chất trơn tan trong nước |
8 |
Đưa ống Einhorn vào miệng đến dạ dày người bệnh (vạch thứ 2) |
Đưa ống vào tâm vị |
Đặt nhẹ nhàng theo nhịp nuốt |
9 |
Cho người bệnh nằm nghiêng trái để hút hết dịch vị ở dạ dày |
Làm trống dạ dày, môn vị mở ra |
Động tác nhẹ nhàng tránh tổn thương niêm mạc dạ dày (bơm Bicarbonate vào giúp môn vị mở ra dễ dàng, nếu cần) |
10 |
Cho người bệnh nằm nghiêng phải và đẩy ống vào đến vạch thứ 3 |
Đưa ống sâu vào tá tràng |
Đặt nhẹ nhàng theo nhịp nuốt |
11 |
Băng cố định ống thông |
Tránh sút ống ra ngoài |
Dùng băng keo cố định ống trên mũi, tránh đè ép lên cánh mũi gây hoại tử |
12 |
Hút dịch thử giấy quỳ (giấy đỏ sang màu xanh là ống đến đoạn II tá tràng), lấy dịch này cho vào ống nghiệm nhãn A |
Kiểm tra chính xác ống đã nằm trong tá tràng |
Cho dịch hút ra vào lọ A (dịch vàng loãng, dịch mật ra ở ống mật) |
13 |
Bơm vào ống Einhorn 10-20ml dung dịch Magnésie Sulfat 30% |
Kích thích cơ vòng Odi mở ra tống mật từ túi mật vào tá tràng |
Động tác bơm nhẹ nhàng |
14 |
Chờ 20-30 phút sau hút dịch cho vào ống nghiệm nhãn B Bơm tiếp dung dịch Magnésie Sulfat 30% khoảng 30ml |
Kích thích cơ vòng Odi mở ra tống mật từ ống dẫn mật trong gan vào tá tràng |
Cho dịch hút ra vào lọ B (dịch xanh thẫm là dịch mật B ở túi mật) |
15 |
Chờ 10-20 phút sau hút dịch cho vào ống nghiệm nhãn C |
Mật từ ống mật trong gan tiết ra |
Cho dịch hút ra vào lọ C (dịch vàng tươi dịch mật C ở gan) |
16 |
Cầm gập ống lại rút ống dần ra |
Tránh dịch trong ống thông rơi vào hầu |
Cầm gọn gàng tránh để chất tiết rơi vãi ra ngoài |
17 |
Cho người bệnh súc miệng, lau mặt |
Người bệnh sẽ có cảm giác khó chịu trong miệng |
Động tác ân cần |
18 |
Giúp người bệnh nằm lại thoải mái, và cho ăn uống |
Giúp người bệnh tiện nghi |
Dùng khăn choàng qua ngực lau mũi miệng người bệnh |
19 |
Thu dọn dụng cụ, rửa tay, ghi hồ sơ, gửi mẫu nghiệm đi xét nghiệm |
Theo dõi và quản lý người bệnh |
Ghi lại những công việc đã làm |
Bảng 40.6. Bảng kiểm lượng giá thực hiện kỹ năng hút dịch tá tràng
Stt |
Nội dung |
Thang điểm |
||
0 |
1 |
2 |
||
1 |
Báo, giải thích cho người bệnh |
|
|
|
2 |
Cho người bệnh nằm đầu cao |
|
|
|
3 |
Choàng tấm nilon và khăn che cổ ngực người bệnh, đặt bồn hạt đậu dưới cằm người bệnh |
|
|
|
4 |
Mang găng sạch |
|
|
|
5 |
Bơm dung dịch xylocain vào vòm họng người bệnh (nếu cần) |
|
|
|
6 |
Đo ống Einhorn: từ miệng đến dái tai, từ dái tai đến mũi ức tương ứng vạch I (tâm vị), vạch II cách vạch I là 15cm (môn vị), vạch III cách vạch II 15cm (khúc II tá tràng) |
|
|
|
7 |
Làm trơn đầu ống thông |
|
|
|
8 |
Đưa ống Einhorn vào miệng đến dạ dày người bệnh (vạch thứ 2) |
|
|
|
9 |
Cho người bệnh nằm nghiêng trái để hút hết dịch vị ở dạ dày (bơm bicarbonat vào giúp môn vị mở ra dễ dàng, nếu cần) |
|
|
|
10 |
Cho người bệnh nằm nghiêng phải và đẩy ống vào đến vạch thứ 3 |
|
|
|
11 |
Băng cố định ống thông |
|
|
|
12 |
Hút dịch thử giấy quỳ (giấy đỏ sang màu xanh là ống đến đoạn II tá tràng), lấy dịch này cho vào ống nghiệm nhãn A, (dịch vàng loãng, dịch mật ra ở ống mật) |
|
|
|
13 |
Bơm vào ống Einhorn 10-20ml dung dịch Magnésie Sulfat 30% |
|
|
|
14 |
Chờ 20-30 phút sau hút dịch cho vào ống nghiệm nhãn B (dịch xanh thẫm là dịch mật B ở túi mật) Bơm tiếp dung dịch Magnésie Sulfat 30% khoảng 30ml |
|
|
|
15 |
Chờ 10-20 phút sau hút dịch cho vào ống nghiệm nhãn C (dịch vàng tươi dịch mật C ở gan) |
|
|
|
16 |
Cầm gập ống lại rút ống dần ra |
|
|
|
17 |
Cho người bệnh súc miệng, lau mặt |
|
|
|
18 |
Giúp người bệnh nằm lại thoải mái, và cho ăn uống |
|
|
|
19 |
Thu dọn dụng cụ |
|
|
|
20 |
Rửa tay, ghi hồ sơ, gửi mẫu nghiệm đi xét nghiệm |
|
|
|
Tổng cộng |
|
|
|
|
Tổng số điểm đạt được |
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh