✴️ Nhu cầu về dinh dưỡng – khẩu phần ăn trong các rối loạn về chức năng tiêu hoá (P2)

Nội dung

KHẨU PHẦN ĂN

Cách tính khẩu phần ăn: 

 

YÊU CẦU ĂN NGON MIỆNG 

 

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH TIÊU HÓA

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quá trình bài tiết tiêu hoá, sự hiểu biết về các yếu tố này giúp điều dưỡng có các phương pháp cần thiết để duy trì tiêu hóa bình thường.

Tuổi

Sự thay đổi về tuổi tác ảnh hưởng đến qúa trình tiêu hóa, trẻ nhỏ có dạ dày và tiết ra ít men tiêu hóa. Một số thức ăn như tinh bột khó tiêu hóa đối với trẻ nhỏ, thời kỳ thanh thiếu niên có sự phát triển nhanh chóng của ruột già, tăng tiết acid HCl, đặc biệt là ở trẻ trai. 

Người lớn tuổi thường có sự thay đổi ở hệ thống dạ dày, ruột, làm suy yếu chức năng tiêu hóa và bài tiết, một số người không còn đủ răng vì vậy cũng ảnh hưởng đến chức năng nhai. Thức ăn đi qua đường tiêu hóa chỉ được nhai một phần và không được tiêu hóa vì lượng men tiêu hóa của nước bọt và acid dạ dày giảm theo tuổi, hơn nữa nhu động thực quản giảm theo tuổi làm khó chịu cho vùng thượng vị, khả năng hấp thụ của niêm mạc ruột thay đổi đã làm thiếu hụt protein, vitamin và khoáng chất. Những người lớn tuổi cũng mất trương lực cơ ở đáy chậu và cơ vòng hậu môn mặc đau cơ thắt vòng ngoài vắn còn nguyên vẹn nên có thể gặp khó khăn trong việc kiểm soát sự bài tiết.

Chế độ ăn

Thức ăn được đưa vào hằng ngày giúp duy trì nhu động ruột, trung bình 12-15 lần/phút, chất xơ trong thức ăn sẽ làm tăng thêm dung tích phân và kích thích nhu động ruột giúp tống xuất phân ra ngoài dễ dàng hơn.

Các thức ăn sinh hơi như hành, bông cải... cũng kích thích nhu động. Hơi làm căng thành ruột làm tăng sự chuyển động của ruột.

Một số thức ăn cay có thể làm tăng nhu động nhưng cũng có thể làm  khó tiêu.

Đối với một số người thì một số thức ăn như sữa hoặc các sản phẩm của sữa gây khó tiêu do không dung nạp lactose, một loại đường đơn có trong sữa. 

Lượng dịch cung cấp

Sự cung cấp không đủ dịch hoặc một số rối loạn như nôn mửa, sẽ tạo nên sự thiếu hụt dịch đưa vào, từ đó ảnh hưởng đến tính chất phân. Dịch sẽ làm lỏng các chất trong lòng ruột, làm các chất đó đi qua đại tràng dễ dàng. Người lớn nên uống nước khoảng 1400-2000ml (tuỳ theo thời tiết). 

Các thức uống nóng và nước hoa quả sẽ làm mem phân và làm tăng  nhu động.  

Một số người uống một lượng sữa lớn có thể làm chậm nhu động và gây  táo bón.

Các hoạt động hàng ngày

Các hoạt động trong ngày làm tăng nhu động, trong khi sự mất vận động sẽ làm kìm hãm nhu động ruột. 

Hoạt động sớm được khuyến khích để duy trì sự bài tiết bình thường sau đau ốm, sau phẫu thuật. 

Việc duy trì trương lực của hệ cơ xương khi đi đại tiện là rất quan trọng. Các cơ ở bụng và cơ vùng chậu yếu nên khả năng làm tăng áp lực trong ổ bụng giảm và giảm khả năng kiểm soát cơ thắt vòng ngoài hậu môn. 

Các yếu tố về tâm lý

Chức năng của hầu hết các hệ thống trong cơ thể đều có thể bị suy yếu do stress. Nếu một người lo lắng, sợ hãi hay giận dữ sẽ làm tăng nhu động ruột gây tiêu chảy, đầy hơi..., nếu một người trầm cảm hệ thần kinh tự động sẽ làm chậm sự dẫn truyền thần kinh và nhu động ruột có thể giảm.

Một số bệnh về đường tiêu hóa có liên quan đến việc căng thẳng thần kinh như:

viêm loét dạ dày, viêm ruột, bệnh crohn...

Thói quen

Thói quen bài tiết của một người cũng ảnh hưởng đến chức năng của hệ tiêu hóa. Mỗi người nên tìm cho mình một thời gian đại tiện thích hợp. Các phản xạ dạ dày ruột kích thích đại tiện dễ dàng nhất là sau bữa ăn sáng.

Những người bệnh nằm viện khó có thể duy trì thói quen đại tiện bình thường vì phòng vệ sinh phải dùng chung với nhiều người, và mỗi người lại có một thói quen vệ sinh khác nhau. Tiếng động, quang cảnh, sự sạch sẽ, mùi của phòng vệ sinh làm người bệnh lúng túng, sự lúng túng này khiến người bệnh không thoải mái và dẫn đến sự mất cảm giác muốn đi đại tiện và sẽ gây tình trạng táo bón.

Tư thế trong quá trình đi đại tiện 

Ngồi xổm là tư thế thích hợp trong đại tiện, những phòng vệ sinh trong bệnh viện nên được thiết kế thuận tiện cho tư thế này.

Cảm giác đau

Bình thường khi đi đại tiện không gây đau, tuy nhiên trong một số trường hợp có tổn thương ở vùng trực tràng âm đạo như trĩ, phẫu thuật ở trực tràng, và sinh đẻ có thể gây cảm giác đau khi đi đại tiện. Trong những trường hợp này, người bệnh thường nín đi đại tiện để tránh cảm giác đau và gây tình trạng táo bón. Táo bón là một vấn đề hay gặp ở những người bệnh đau trong lúc đi  đại tiện. 

Phẫu thuật và gây mê

Các chất gây mê được sử dụng trong quá trình phẫu thuật làm ngưng tạm thời nhu động ruột, làm ức chế hoạt động phó giao cảm đối với các cơ ở ruột, làm ngừng hoặc chậm lại nhu động ruột, trong khi những người bệnh được gây tê vùng hay tại chỗ thì ít có nguy cơ ảnh hưởng đến sự bài tiết vì các hoạt động của hệ tiêu hóa ít hoặc không bị ảnh hưởng. 

Thuốc

Một số thuốc được dùng để hỗ trợ cho việc đại tiện như: 

Thuốc nhuận tràng có tác dụng làm mềm phân và kích thích nhu động. Thuốc nhuận tràng được sử dụng đúng thì chức năng bài tiết, tiêu hóa vẫn được duy trì an toàn nhưng nếu dùng quá liều có thể gây tiêu chảy nặng dẫn đến mất nước và các chất điện giải. 

 

CÁC XÉT NGHIỆM CHẨN ĐOÁN

Những xét nghiệm cần nhìn thấy các cấu trúc của đường ruột, nội soi đường tiêu hóa dưới, cần phải làm sạch các chất trong lòng ruột như cho dùng thuốc tẩy nhẹ hay thụt tháo trước khi thực hiện các loại xét nghiệm này, vì vậy cũng sẽ ảnh hưởng đến sự bài tiết cho đến khi việc ăn uống bình thường được lập lại.

 

CÁC RỐI LOẠN TIÊU HÓA HAY GẶP

Táo bón

Táo bón là một triệu chứng, không phải là một bệnh, làm giảm số lần đi đại tiện, do phân khô và cứng, người bệnh phải rặn trong quá trình đi đại tiện. 

Mỗi người có một thói quen đi đại tiện khác nhau, không phải mọi người đều có thói quen đi đại tiện hàng ngày. Việc đi đại tiện xảy ra sau 4 hoặc hơn 4 ngày mới được xem là bất bình thường. ở những người lớn tuổi, sau 2-3 ngày không đi đại tiện và không gặp khó khăn hay đau hay chảy máu nào thì được xem là bình thường.

Táo bón là một triệu chứng ảnh hưởng đáng kể đối với sức khoẻ, việc rặn nhiều trong quá trình đi đại tiện gây đau đớn đối với các người bệnh mới phẫu thuật ở trực tràng hoặc vùng sinh dục. 

Cần lưu ý đối với những người bệnh có tăng áp lực nhãn cầu và tăng áp lực nội sọ nên phòng ngừa tránh táo bón. 

Những người lớn tuổi có thể bị táo bón do một số thuốc uống như: Aspirin, kháng histamin, lợi tiểu và những thuốc kiểm soát bệnh tiểu đường.

Triệu chứng chính khi bị táo bón là không thể đi đại tiện được mặc dù vẫn có cảm giác mắc rặn, ăn không ngon miệng, khó tiêu, bụng chướng và đau vùng trực tràng. 

Tiêu chảy

Tiêu chảy là sự gia tăng khối lượng phân, phân loãng, nhiều nước và không thành khuôn. Các chất trong lòng ruột đi qua ruột non và đại tràng nhanh hơn nhiều so với việc hấp thu bình thường của ruột.

Rất khó đánh giá phân của trẻ em. Một trẻ bú sữa bình có thể đi đại tiện phân cứng 2 lần trong ngày, còn những trẻ bú sữa mẹ có thể đi đại tiện 5-8 lần mỗi ngày với phân mềm. Người mẹ hay điều dưỡng cần phải ghi nhận bất cứ sự tăng đột ngột bất thường nào về số lượng phân, tính chất phân để phát hiện kịp thời các rối loạn về chức năng tiêu hóa.

Tiêu không tự chủ

Là sự mất khả năng điều khiển cơ vòng hậu môn, mất sự kiểm soát có thể gây nên tiêu không tự chủ. 

Đầy hơi (chướng bụng)

Khi hơi di chuyển trong lòng ruột, thành ruột căng và phồng lên. Đây là nguyên nhân hay gặp nhất của đầy hơi, thường hơi trong ruột thoát ra qua miệng (ợ hơi) hay qua hậu môn (trung tiện). Là tình trạng làm giảm nhu động ruột do ảnh hưởng của thuốc tê, thuốc gây mê dùng trong phẫu thuật gây nên tình trạng chướng hơi.

Trĩ

Trĩ là tình trạng của tĩnh mạch bên trong trực tràng bị giãn và xung huyết, thường gọi là trĩ nội hay trĩ ngoại. áp lực tĩnh mạch tăng do rặn mạnh lúc đi đại tiện thường xảy ra trên người mang thai, người bệnh gan mạn tính, táo bón lâu ngày. 

 

QUI TRÌNH ĐIỀU DƯỠNG ĐỐI VỚI CÁC RỐI LOẠN VỀ TIÊU HOÁ

Nhận định

Hỏi

Thăm khám

Chẩn đoán điều dưỡng

Nguyên nhân của táo bón

Nguyên nhân của tiêu chảy

Ngộ độ thức ăn, thức ăn không hợp vệ sinh.

Căng thẳng hay lo lắng quá mức.

Chế độ ăn không phù hợp với thói quen.

Nguyên nhân của tiêu không tự chủ

Tổn thương thần kinh, bệnh lý về thần kinh.

Trầm cảm hay lo lắng quá mức.

Đau vùng hậu môn do trĩ 

Nguy cơ tổn thương da do dịch từ hậu môn nhân tạo 

 

KẾ HOẠCH CHĂM SÓC

Mục tiêu của việc chăm sóc là

 

LƯỢNG GIÁ

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top