Nhiều nghiên cứu trước đó đã chứng minh tác dụng chống oxy hóa của dâu tây, nhưng nghiên cứu này chỉ ra rằng dâu tây còn có tác dụng giảm cholesterol xấu. Nghiên cứu được tiến hành bởi các nhà nghiên cứu ở ở Đại học Politecnica delle Marche (Ý) và các Đại học Salamanca, Granada và Seville (Tây Ban Nha).
Nghiên cứu được tiến hành trên 23 tình nguyện viên khỏe mạnh trong đó mỗi người ăn 500g dâu tây mỗi ngày trong thời gian một tháng. Mẫu máu của tình nguyện viên được lấy trước và sau nghiên cứu để so sánh sự thay đổi.
Kết quả nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Hóa sinh Dinh dưỡng cho thấy tổng lượng cholesterol nói chung, lượng cholesterol xấu (LDL hay cholesterol có hại) và lượng Triglycerid đã giảm đáng kể, tương ứng là 8.78%, 13.72% và 20.8%. Lượng cholesterol tốt (HDL chlesterol) không thay đổi, giữa trước và sau nghiên cứu.
Tương tự các chỉ số mỡ máu, ăn dâu tây cũng giúp cải thiện các chất chống oxy hóa (vitamin C, khả năng hấp thụ các gốc tự do), chức năng tiểu cầu và chống tan máu. Tất cả thông số trên đều trở lại mức ban đầu sau 15 ngày dừng ăn dâu tây.
Trưởng nhóm nghiên cứu, tiến sĩ Maurizio Battino ở Đại học Politecnica delle Marche cho biết: “Đây là lần đầu tiên một nghiên cứu được công bố cho thấy tác dụng ngăn ngừa các dấu hiệu và yếu tố nguy cơ gây ra bệnh tim mạch của các chất hoạt tính sinh học có trong dâu tây.
Nghiên cứu không chỉ rõ được chất nào trong dâu tây có tác dụng trực tiếp cải thiện các chỉ số trên, tuy nhiên các dấu hiệu về nghiên cứu dịch tễ học đều hướng đến tác dụng của anthocyanin, một sắc tố tạo màu đỏ của dâu tây có tác dụng này.
Các nghiên cứu khác cho thấy ăn dâu tây còn có thể giúp ngăn ngừa bức xạ tia cực tím, giảm các tổn thương niêm mạc dạ dày do rượu bia, tăng cường hồng cầu và cải thiện khả năng chống oxy hóa của máu.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh