Hạn chế ăn thịt có đúng là sẽ góp phần bảo vệ môi trường không?

Nội dung

Giảm thiểu rác thải, tái chế rác thải, sử dụng phương tiện công cộng thay vì phương tiện cá nhân đều đã khẳng định được ý nghĩa của hành động trong công cuộc bảo vệ môi trường từ nhiều năm nay. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã tìm kiếm ra một phương pháp thay đổi lối sống sâu hơn mà theo đó thói quen đơn giản này lại là rất hữu hữu, đó là: “Ăn ít thịt”.

Một nghiên cứu trong những năm gần đây đã chỉ ra được tầm ảnh hưởng quan trọng của việc ăn thịt, đặc biệt là thịt lợn và thịt bò đối với môi trường bằng cách thúc đẩy biến đổi khí hậu và gây ô nhiễm cảnh quan, đường thủy.

Nông nghiệp hóa, công nghiệp hóa đã gây ra sự khủng hoảng tuyệt chủng giống loài đáng sợ nhất kể từ sự tàn lụi của khủng long. Hiện nay trên thế giới có tới 96% số động vật có vú là gia súc và con người. Phần lớn đất được sử dụng cho chăn nuôi nhưng thịt và sữa chỉ chiếm 18% tổng lượng calo thực phẩm và khoảng 1/3 protein.

Dấu ấn đáng sợ của việc chăn nuôi không chỉ không có hiệu quả mà kết hợp với phá rừng để chăn nuôi, với khí metan từ các khu nuôi bò đã tạo nên hiệu ứng nhà kính ngang bằng với khí thải từ các phương tiện giao thông trên thế giới hiện nay. Việc thực hành chăn nuôi gia súc gia cầm lấy thịt hiện này đe dọa rất nhiều tới sự tuyệt chủng của các loài động vật khác, đồng thời thải ra rất nhiều ô nhiễm cho sông hồ và cuối cùng là biển cả.

Tháng 10 năm 2018, các nhà khoa học đã cảnh báo rằng để ngăn chặn sự biến đổi khí hậu, việc tiêu thụ lượng thịt cần phải giảm thật nhiều. Việc thay thế 90% lượng thịt tiêu thụ chúng ta cần tăng lên 5 lần lượng đậu và các loại hạt.

Đến năm 2050, khi dự báo dân số được tăng thêm khoảng 2 tỷ người thì việc tiêu thụ lợn, trứng, sữa cũng cần phải giảm mạnh. Các nhà nghiên cứu cho biết, chúng ta cần phải chuyển sang chế độ ăn kiêng linh hoạt (có thể ăn cả thịt và cá nhưng với số lượng không nhiều) để giữ mức tăng nhiệt độ toàn cầu khỏi vượt quá giới hạn và phá vỡ mức giới hạn 2*C đồng thuận của chính phủ các nước.

Một loạt các biện pháp đã được đề ra để nhằm mục tiêu thực hiện được nội dung này, các hình thức thực hiện rất linh động như từ đánh thuế thịt đỏ đến nuôi bò bằng rong biển để giảm thiểu khí metan thoát ra từ thịt bò đông lạnh. Một số còn ủng hộ và khuyến khích việc ăn côn trùng thay vì bít tết và sườn lợn.

Dù có sự thay đổi nào đi chăng nữa, tất cả các nhà nghiên cứu vẫn hi vọng rằng năm 2019 sẽ là một năm quan trọng trong công cuộc thay đổi hệ thống cung cấp thực phẩm toàn cầu, mang đến những thay đổi tích cực trong việc bảo vệ môi trường.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top