Hở van tim là tình trạng van tim đóng không kín trong quá trình trái tim bơm máu. Điều này có thể khiến dòng máu chảy ngược lại các buồng tim trước đó, khiến tim phải co bóp vất vả hơn để đáp ứng nhu cầu bơm máu đi nuôi cơ thể.
Dù chế độ ăn uống thường ngày không ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình điều trị hở van tim, nhưng một số thực phẩm bạn ăn lại có thể thúc đẩy quá trình xơ vữa mạch và vôi hóa van tim, ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc chống đông, thúc đẩy các biến cố tim mạch như thiếu máu cơ tim, suy tim…
Theo đó, người bị hở van tim nên chú ý kiêng ăn một số món sau:
Ăn nhiều muối có thể gây tăng huyết áp, làm tăng áp lực lên thành mạch máu và tăng gánh nặng cho trái tim, khiến tình trạng hở van tim thêm nghiêm trọng. Chưa kể, huyết áp tăng cao còn ảnh hưởng xấu tới quá trình lưu thông máu, bơm máu, làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim.
Do đó, người bị hở van tim nên chú ý ăn giảm muối để duy trì huyết áp ổn định, phòng ngừa suy tim về lâu dài.
Theo khuyến cáo của các chuyên gia tim mạch, bạn chỉ nên ăn từ 2 - 4gr muối/ngày. Tuy nhiên, rất khó kiểm soát chính xác lượng muối như trên. Bạn nên cố gắng ăn giảm muối theo các cách sau đây:
- Tránh ăn các món nhiều muối như cà muối, đồ hộp, thịt nguội… và các loại thực phẩm chế biến sẵn, các loại đồ ăn đóng hộp.
- Bạn nên cố gắng tự nấu nướng tại nhà với các nguyên liệu tươi, nên chế biến món ăn bằng cách hấp, luộc thay vì chiên xào.
- Sử dụng các lá gia vị thay cho muối khi nấu nướng.
- Không dùng mắm chấm trong các bữa ăn.
Chất kích thích trong các loại đồ uống này có thể làm tăng nguy cơ bị nhồi máu cơ tim, đột quỵ. Cụ thể:
- Trà đặc, cà phê có chứa nhiều caffeine, theobromine, theophylline, L-theanine. Các chất kích thích này có thể tác động tới hệ thần kinh giao cảm, làm mất ổn định các hoạt động sinh lý như hồi hộp, đánh trống ngực, tim đập nhanh.
Người bệnh hở van tim thường xuyên uống cà phê, trà đặc lâu dần có thể dẫn tới tăng huyết áp, hạn chế lưu thông máu, khiến tình trạng hở van tim trầm trọng hơn và dẫn tới suy tim.
- Người bị hở van tim nên tránh uống rượu bia vì các loại đồ uống có cồn có thể gây rối loạn nhịp tim, viêm cơ tim, từ đó cũng khiến cơ tim bị tổn thương và làm hở van tim nặng hơn.
Người bị hở van tim nên hạn chế các thực phẩm giàu chất béo bão hòa (saturated fat) và chất béo chuyển hóa (trans fat), ví dụ như da, mỡ, nội tạng động vật, các sản phẩm từ sữa, một số loại dầu thực vật (như dầu dừa, dầu cọ), các món chiên rán, thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn (như xúc xích, thịt xông khói)…
Các chất béo “xấu” này làm tăng nồng độ cholesterol trong máu, từ đó làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, làm hình thành cục máu đông dẫn tới biến cố đau tim, đột quỵ.
Người bị hở van tim nên tránh ăn quá nhiều các thực phẩm như bánh mì trắng, mì ăn liền… Nguyên nhân là bởi trong quá trình chế biến, các dưỡng chất như chất xơ, acid béo, vitamin, khoáng chất… sẽ bị mất đi, thay thế vào đó là các thành phần không tốt cho tim mạch như chất béo chuyển hóa, đường tinh luyện…
Các loại bánh ngọt, nước ngọt, nước có gas… thường chứa nhiều đường tinh luyện. Do đó, ăn nhiều các thực phẩm này có thể khiến bạn tăng cân khó kiểm soát, từ đó tăng gánh nặng cho tim. Chưa kể, các thực phẩm này cũng khiến đường huyết tăng cao, có thể dẫn đến rối loạn nhịp tim ở người bị hở van tim.
Hy vọng bài viết trên đây đã cung cấp thông tin giúp bạn biết hở van tim kiêng ăn gì. Chỉ cần bạn tuân thủ chỉ định điều trị của bác sỹ, có một chế độ ăn cho người hở van tim hợp lý và bổ sung thực phẩm hỗ trợ giúp tăng cường chức năng tim, bạn hoàn toàn có thể kiểm soát tình trạng hở van tim tốt nhất.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh