CÁC THUỐC THƯỜNG GÂY TỔN THƯƠNG GAN

Nội dung

Tổn thương gan do thuốc (DILI) có tỷ lệ mắc hàng năm ước tính từ 10-15/10.000-100.000 người dùng thuốc kê đơn. DILI chiếm khoảng 10% các trường hợp viêm gan cấp tính và là nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh suy gan cấp tính ở Hoa Kỳ. DILI cũng là lý do thường xuyên nhất khiến thuốc bị rút khỏi thị trường. DILI có thể không được phát hiện trước khi phê duyệt thuốc, vì hầu hết các loại thuốc mới được thử nghiệm ở ít hơn 3.000 người. Do đó, các trường hợp DILI với tỷ lệ mắc 1/10.000 có thể bị bỏ sót.

 

Hướng dẫn thực hành lâm sàng của Trường Tiêu hoá Hoa Kỳ năm 2014 cũng đã đề cập đến các nhóm thuốc thường gây DILI và thời gian từ khi dùng thuốc đến khi có DILI (thời gian tiềm tàng) được trình bày dưới đây

Nhóm thuốc Thuốc Thời gian tiềm tang Loại DILI
 

 

 

 

Kháng

sinh

Amoxicilin/clavulanat Ngắn đến trung bình TTM, có thể là

 

TTTBG

Isoniazid Trung bình đến dài TTTBG cấp tính
Trimethoprim/

 

sulfamethoxazol

Ngắn đến trung bình TTM, có thể là

 

TTTBG

Fluoroquinolon Ngắn TTTBG, TTM hoặc

 

TTHH

Macrolid Ngắn TTTBG, có thể là

 

TTM

Thuốc điều

 

trị nhiễm

trùng đường

tiểu

Cấp

 

Tính

Ngắn TTTBG
Mạn tính Trung bình đến dài TTTBG
Minocyclin Trung bình đến dài TTTBG
 

 

Thuốc

chống

động

kinh

Phenytoin Ngắn đến trung bình TTTBG, TTM hoặc

 

TTHH

Carbamazepin Trung bình TTTBG, TTM hoặc

 

TTHH

Lamotrigin Trung bình TTTBG
Valproat Trung bình đến dài TTTBG
Thuốc giảm đau NSAIDs Trung bình đến dài TTTBG
Thuốc điều biến miễn dịch Interferon-β Trung bình đến dài TTTBG
Interferon-α Trung bình TTTBG
Thuốc kháng TNF Trung bình đến dài TTTBG
Azathioprin Trung bình đến dài TTTBG, TTM
Thuốc khác Methotrexat (uống) Dài Gan nhiễm mỡ hoặc

 

xơ hóa

Allopurinol Ngắn đến trung bình TTTBG hoặc TTHH
Androgen chứa khung

 

steroid

Ngắn đến trung bình TTTBG hoặc TTHH
Amiodaron (uống) Trung bình đến dài TTTBG, TTM hoặc

 

TTHH

Thuốc mê dạng hít Ngắn TTTBG
Sulfasalazin Ngắn đến trung bình TTHH, TTTBG, TTM
Ức chế bơm proton Ngắn TTTBG
Thảo

 

dược

  Ngắn, trung bình đến

 

Dài

TTHH, hoặc TTTBG,

 

hoặc TTM

*Thời gian tiềm tàng (thời gian từ khi dùng thuốc đến khi ghi nhận biến cố):

 

ngắn = 3 – 30 ngày, trung bình = 30 – 90 ngày, dài > 90 ngày.

*Chữ viết tắt: TTM: tổn thương mật, TTTBG: tổn thương tế bào gan, TTHH: tổn thương gan hỗn hợp

Các thuốc có thể gây tổn thương gan ở các mức độ khác nhau được trình bày khá chi tiết trong cơ sở dữ liệu hồi cứu của WHO và trên trang web LiverTox. Một số nghiên cứu gần đây cho thấy một số thuốc như paracetamol, troglitazon, valproat, stavudin và amoxcilin/clavulanat được đánh giá là có tỷ lệ gây tổn thương gan cao nhất. Nhóm thuốc thường gây tổn thương gan bao gồm thuốc kháng sinh, thuốc trị lao, thuốc trị động kinh, thuốc ức chế miễn dịch, thuốc trị ung thư,…

·         Paracetamol: là ví dụ kinh điển của DILI cấp tính, độc tính phụ thuộc liều và chiếm số lượng lớn nhất trong các trường hợp gây tổn thương gan do thuốc. Các biện pháp điều trị ban đầu bao gồm làm rỗng dạ dày bằng cách thụt rửa dạ dày hoặc dùng si-rô ipeca và uống than hoạt tính trong vòng bốn giờ đầu. N-acetyl-cysteine ​​là thuốc giải độc đặc hiệu có thể dùng đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch. Bệnh nhân hồi phục sau nhiễm độc paracetamol không có di chứng gan lâu dài. Các trường hợp nhiễm độc paracetamol nghiêm trọng có thể tiến triển thành suy gan cấp tính, và nhu cầu ghép gan được dự đoán theo Tiêu chí của Đại học King.

·         Thuốc gây mêDILI do Halothane gây ra thường xảy ra sau nhiều lần phơi nhiễm và được cho là do cơ chế miễn dịch. Biểu hiện lâm sàng có thể là sốt và vàng da sau khi dùng thuốc. Sự phá hủy tế bào gan được phản ánh bởi transaminase huyết thanh tăng cao và sự gia tăng bạch cầu ái toan cho thấy phản ứng miễn dịch. Kết quả sinh thiết có thể bao gồm từ thâm nhiễm bạch cầu đến hoại tử gan lớn. Hầu hết các trường hợp đều nhẹ, nhưng suy gan cấp tính có thể xảy ra, có khả năng phải ghép gan.

·         Thuốc trị viêm không steroid (Nonsteroidal anti-inflammatory drugs – NSAIDs): Do sử dụng rộng rãi, NSAID cũng là một nguyên nhân quan trọng gây nhiễm độc gan. Diclofenac, được nghiên cứu nhiều nhất trong nhóm này. Sử dụng diclofenac lâu dài có thể dẫn đến nồng độ ALT tăng trong bốn tháng đầu điều trị và độc tính nghiêm trọng cũng đã được báo cáo. Bên cạnh diclofenac, bromfenac, nimesulide và sulindac là những chất NSAID thường gặp nhất gây nhiễm độc gan dẫn đến suy gan cấp tính. Sulindac và ibuprofen có liên quan đến DILI ứ mật, có thể hồi phục sau khi ngừng thuốc, mặc dù các trường hợp tử vong cũng đã được báo cáo.

·         Kháng sinh khácnhóm Beta-lactam, như nhóm penicillin và nhóm cephalosporin, thường liên quan tới DILI. Sự hiện diện của các chất ức chế beta-lactamase (axit clavulanic) làm tăng đáng kể tần suất của các phản ứng bất lợi dẫn đến ứ mật hoặc tổn thương gan hỗn hợp. DILI gây ra bởi các hợp chất acid clavulanic thường được biểu hiện qua vàng da có thể hồi phục được, thậm chí các trường hợp nghiêm trọng cần ghép gan hoặc dẫn đến tử vong cũng đã được báo cáo.

·         Thuốc trị nấmKetoconazole và các azole khác có liên quan đến tăng nguy cơ nhiễm độc gan. Bệnh nhân đang điều trị bằng thuốc trị nấm cần theo dõi cẩn thận và nên ngừng thuốc ngay nếu men gan tăng cao đột ngột. Nếu không xử lý ngay có thể dẫn đến tổn thương gan nghiêm trọng và tử vong.

·         Điều trị bằng thuốc kháng vi-rút HIVCó tới 18% bệnh nhân được điều trị bằng liệu pháp kháng retrovirus hoạt tính cao (highly active antiretroviral therapy – HAART) dẫn đến DILI. Nguy cơ tăng lên khi uống rượu, trên đối tượng cao tuổi hay nữ giới. Ngoài ra, đồng nhiễm HBV và HCV làm tăng cả tần suất và mức độ nghiêm trọng của tổn thương gan. Trong số các loại thuốc này, ritonavir là liên quan thường xuyên nhất với nhiễm độc gan.

·         Thảo dược hoặc phương thuốc truyền thốngCác thảo dược đang được sử dụng rộng rãi và biểu hiện về gây độc cho gan được ghi nhận ngày càng nhiều. Khác với các thuốc kê đơn và không kê đơn chứa các thành phần có hoạt tính và không hoạt tính được phân loại rõ ràng, thành phần của các chế phẩm bổ sung và sản phẩm có nguồn gốc thảo dược thường rất thay đổi (khác nhau về hiệu lực của thành phần có hoạt tính cũng như tạp chất). Các sản phẩm này cũng thiếu sự giám sát, quản lý, gây khó khăn trong việc đánh giá DILI. Một số chế phẩm bổ sung và sản phẩm có nguồn gốc thảo dược liên quan đến DILI và phản ứng lặp lại sau khi tái sử dụng sản phẩm bao gồm sản phẩm chiết xuất từ trà xanh, các glycosid từ phan tả diệp, rau má (Centella asiatica), cây Hoàng liên lớn, vỏ hạt mã đề (isabgol) và Venencapsan.

 

Nguồn trích dẫn: https://www.nhipcauduoclamsang.com/

SV. Nguyễn Thanh Huyền, TS.DS. Võ Thị Hà – Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

return to top