Tiêm trộn hay tiêm kết hợp vắc xin Covid-19 đã và đang diễn ra ở nhiều nước trên thế giới. Đa số các loại vắc xin phòng Covid-19 hiện nay đều cần tiêm 2 mũi. Để đảm bảo hiệu quả bảo vệ cơ thể khỏi dịch Covid-19 của vắc xin, chúng ta cần phải được chủng ngừa đúng khoảng cách thời gian quy định giữa 2 mũi tiêm.
Thực tế là tình trạng khan hiếm hoặc thiếu nguồn cung cấp vắc xin vẫn diễn ra ở một số quốc gia, trong đó có Việt Nam. Để đảm bảo tiêu chí an toàn và hiệu quả, các quốc gia này đã cho phép tiêm chéo 2 loại vắc xin thuộc cùng hay thậm chí khác nhà sản xuất. Điều này được một số nghiên cứu khoa học cho phép và ủng hộ.
Những công nghệ được nhà sản xuất vắc xin lựa chọn để bào chế vắc xin phòng Covid-19 phải kể đến:
Trên thế giới hiện nay đang phân luồng 2 ý kiến về việc tiêm kết hợp vắc xin Covid-19. Một số nhà nghiên cứu cho rằng với số ít nghiên cứu hiện nay không thể đưa ra kết luận về độ an toàn của việc tiêm kết hợp vắc xin Covid-19. Số đông khác cho rằng việc tiêm trộn vắc xin không xa lạ, thậm chí đã được dùng để phòng tránh nhiều bệnh dịch nguy hiểm.
Theo Ủy ban châu Âu (EC), việc tiêm kết hợp vắc xin đã được nghiên cứu và ứng dụng nhiều trong một số vắc xin như vắc xin phòng Ebola… Việc tiêm trộn vắc xin theo công nghệ vector virus với vắc xin mRNA được mong đợi sẽ mang lại hiệu quả bảo vệ tốt hơn. Bởi vì hệ miễn dịch sẽ được cung cấp toàn diện thông tin về virus (kháng nguyên) và điều chỉnh phù hợp.
Và với nghiên cứu thuần tập tại Thụy Điển đã chỉ ra rằng việc tiêm trộn vắc xin Covid-19 là an toàn, FDA Hoa Kỳ cũng đã chấp nhận phương án tiêm trộn ở nước này. Một số nghiên cứu cũng cho thấy tiêm mũi 2 vắc xin mRNA cho mũi đầu tiên là vắc xin vector virus (như AstraZeneca) sẽ nhận được hiệu quả bảo vệ cao hơn. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho rằng vẫn chưa đủ dữ kiện để kết luận việc tiêm trộn vắc xin Covid-19 theo cơ chế trên sẽ tạo nên hiệu quả bảo vệ bằng hay cao hơn việc tiêm cùng loại.
Tại Việt Nam, vào tháng 9/2021 với tình hình dịch bệnh bùng phát cao ở nhiều tỉnh thành và thực trạng vắc xin mà Bộ Y tế cũng đã phê duyệt việc tiêm trộn vắc xin Covid-19. Theo đó, có thể là vắc xin vector (AstraZeneca) với vắc xin mARN (Pfizer/Biotech-N) hoặc các loại vắc xin cùng công nghệ, khác nhà sản xuất, chẳng hạn như Moderna và Pfizer. Cụ thể là:
Một vấn đề khác được quan tâm khi tiêm trộn vắc xin Covid-19 mà tác dụng phụ có thể gặp phải. Mặc dù được các tổ chức y tế trên thế giới tin cậy tác dụng bảo vệ mà việc tiêm kết hợp hai loại vắc xin mang lại song chúng ta vẫn phải thận trọng. Việc theo dõi, đánh giá an toàn và hiệu quả của việc tiêm trộn vắc xin Covid-19 vẫn cần được thực hiện và xử trí kịp thời.
Trước khi tiêm bất kỳ loại vắc xin nào, bạn cũng cần cung cấp thông tin y tế của mình và loại vắc xin mũi 1 đã tiêm (nếu có) cho nhân viên y tế để được hướng dẫn và tiêm phòng đúng quy định.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh