Cây chó đẻ răng cưa là gì ?

Cây chó đẻ răng cưa hay còn gọi là cây chó đẻdiệp hạ châudiệp hạ châu đắngcây cau trời. Tên Hán Việt khác: trân châu thảonhật khai dạ bếdiệp hậu châu. Cây có hạt tròn xếp thành hàng dưới lá nên gọi là diệp hạ châu (diệp: lá, hạ: dưới, châu: ngọc tròn) 

Cây Diệp hạ châu – cây Chó đẻ

  • Diệp hạ châu đắng- cây chó đẻ là cây thảo, sống hàng năm (có thể sống nhiều năm), cao 20 – 30 cm, có thể đến 60 – 70 cm. Thân nhẵn, thường có màu xanh, đỏ.
  • Lá mọc so le, hình bầu dục, xếp xít nhau thành hai dãy như một lá kép hình lông chim, mặt trên xanh lục nhạt, mặt dưới mày xám nhạt, dài 1 – 1,5 cm, rộng 3 – 4 mm, cuống lá rất ngắn.
  • Hoa mọc ở kẽ lá, có cuống ngắn, đơn tính cùng gốc; hoa đực ở đầu cành có 6 lá dài, 3 nhị, chỉ nhị ngắn, hoa cái ở cuối cành, 6 lá dài, bầu hình trứng.
  • Quả nang, hình cầu, hơi dẹt, mọc rủ xuống ở dưới lá, có khía mờ và có gai, hạt hình 3 cạnh.
  • Mùa hoa: tháng 4 – 6. Mùa quả: tháng 7 – 9.

Ở Việt Nam, chi Phyllanthus L. có khoảng 40 loài, trong đó đáng chú ý là 2 loài Phyllanthus urinaria L. và P. niruri L. có hình dáng gần giống nhau, mọc rải rác khắp nơi trừ vùng núi cao lạnh. Trên thế giới, các loài này cũng có vùng phân bố rộng rãi ở một số nước nhiệt đới Châu Á khác như Ấn Độ, Malaysia, Thái Lan, Campuchia, Lào và ở cả Nam Trung Quốc.

 

Chó đẻ răng cưa chứa thành phần hóa học gì?

Trong chó đẻ răng cưa có  các thành phần flavonoid, alcaloid phyllanthin và các hợp chất hypophyllanthin, niranthin, phylteralin.

Các nhà khoa học đã chứng minh dịch chiết của Phyllantus, có tác dụng ức chế mạnh HBV, thông qua cơ chế ức chế enzym ADNp (ADNpolymerase) của HBV,  làm giảm HbsAg và Anti- HBs.

Tác dụng: dùng để chữa đau bụng, đinh râu, mụn nhọt, viêm da sẩn ngứa, sản hậu ứ huyết đau bụng, tưa lưỡi. Ngoài ra còn được dùng để chữa bệnh gan, sốt, rắn cắn. Có thể dùng cây tươi giã đắp hoặc dịch ép tươi bôi ngoài.

Một số nghiên cứu cho thấy cây chó đẻ còn được dùng chữa bệnh viêm gan virus siêu vi B do có tác dụng chống lại virus viêm gan B, đồng thời có tác dụng kháng khuẩn nhẹ giống như kháng sinh.

Một số bài thuốc có cây chó đẻ:

- Chữa nhọt độc sưng đau: một nắm cây chó đẻ trộn với muối giã nhỏ, chế nước chín vào vắt lấy nước cốt uống, bã đắp vào chỗ đau.

- Chữa bệnh chàm mạn tính: cây chó đẻ vò, sát lên vết chàm, làm liên tục hằng ngày.

- Chữa viêm gan vàng da, viêm thận đái đỏ hoặc viêm ruột tiêu chảy: cây chó đẻ 40g, mã đề 20g, dành dành 20g sắc uống.

- Chữa ăn không ngon miệng, đau bụng sốt, nước tiểu sẫm mầu: cây chó đẻ 1g, nhọ nồi 2g, xuyên tâm liên 1g, tất cả phơi khô trong bóng râm và tán bột sắc uống ngày 3 lần. 

Hiểm họa khi sử dụng cây chó đẻ không đúng cách

Mặc dù cây chó đẻ có nhiều tác dụng chữa bệnh nhưng sử dụng đúng cách, đúng sự chỉ dẫn của thầy thuốc sẽ hạn chế tối đa những tác hại khi sử dụng. Dưới đây là một số tác hại khi sử dụng cây chó đẻ sai cách mà người sử dụng cần chú ý:

  • Nguy hiểm cho người huyết áp thấp: do đặc trưng tính hàn của mình nên đây là loại cây đặc biệt nguy hiểm cho người huyết áp thấp. Chúng có thể phá huyết làm giảm hồng cầu cũng như huyết áp khi dùng quá liều sẽ gây nôn nói, mất nước và gây giảm huyết áp nhanh.
  • Phá hồng cầu, suy giảm miễn dịch: điều này đặc biệt đối với các trường hợp sử dụng trong thời gian dài cũng như sử dụng quá liều lượng cho phép.
  • Gây xơ gan, teo gan: với khả năng chữa các bệnh về gan tốt nhưng nhiều người lại quá lạm dụng nên dễ gây ra các nguy hại cho gan. Có  2 trường hợp đó là người không bị bệnh gan sử dụng quá nhiều trong thời gian dài dẫn đến suy giảm các chức năng về gan. Người sử dụng để điều trị bệnh gan nhưng không đúng liệu trình mà quá lạm dụng sẽ khiến cho tình trạng càng xấu đi.
  • Cây chó đẻ gây vô sinh: Với tính hàn trong cây chó đẻ nên nếu sử dụng quá nhiều sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình thụ thai cũng như gây vô sinh.

Những lưu ý khi sử dụng cây chó đẻ

Sử dụng đúng loại cây chó đẻ: Với 3 loại có các dược tính khác nhau sẽ phù hợp để chữa các bệnh khác nhau . Do đó, cần phải tìm hiểu kỹ về từng loại cũng như căn cứ vào mục đích chữa bệnh của mình để chọn loại có dược tính phù hợp bởi hiện nay không phải loại cây nào cũng tốt.

Không sử dụng trong thời gian quá dài: Nhiều người cho rằng đây là loại cây thảo dược nên vô hại và sử dụng chúng trong thời gian kéo dài. Đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm khi chúng dễ dàng gây ra những tác hại khôn lường.

Không lạm dụng cây chó đẻ để giải nhiệt: với tính hàn mát của mình nhiều người sử dụng để đun thay nước uống hàng. Điều này cực kỳ nguy hiểm khi tiềm ẩn các nguy cơ có hại cho cơ thể. Nếu sử dụng làm nước uống giải nhiệt các bạn nên dùng trong thời gian ngắn sau đó nghỉ và dùng lại.

return to top