Viêm xoang thường xuất hiện đột ngột và rút lui nhanh chóng sau khi xuất hiện một số triệu chứng như sổ mũi, nhức đầu, bệnh nhân thường bị sưng mí mắt, nề màng tiếp hợp,…. Nếu dùng kháng sinh, các hiện tượng này sẽ hết nhưng bệnh tích của xoang vẫn tiến triển.
Đây là biến chứng của bệnh viêm xoang mạn tính đợt cấp. Áp xe có thể khu trú ở mí trên (viêm xoang trán, xoang sàng) hay mí dưới (xoang hàm), thường có biểu hiện như mí mắt sưng to, nóng, đỏ và đau, rãnh giữa mí và gờ ổ mắt bị đầy. Màng tiếp hợp đỏ và nề, nhãn cầu di động bình thường. Khoảng 4-5 hôm, túi mủ sẽ vỡ ra ở 1/3 trong của mí mắt.
Xương lệ vừa mỏng lại vừa có những lỗ thông với xoang và mũi nên rất dễ bị viêm. Da vùng góc trong ổ mắt sưng và đỏ, hiện tượng này có thể lan ra mí mắt và màng tiếp hợp. Bệnh nhân bị sốt và đau nhức nhiều, khoảng 3-4 ngày sau túi mủ tự vỡ, chỗ vỡ có thể tự liền hoặc thành lỗ rò chảy nước và túi lệ bị viêm mạn tính.
Khi bị viêm mủ tổ chức mỡ trong ổ mắt bệnh nhân thường cảm thấy đau nhói trong ổ mắt, đau xuyên lên đầu. Mắt sưng húp, lồi và không di động được, sưng lan cả lên vùng thái dương.
Thường là do viêm xoang sàng sau và xoang bướm. Thị lực của bệnh nhân bất ngờ giảm sút đột ngột, có thể tự phục hồi hoặc để lại những di chứng về sức nhìn. Với những trường hợp này, biểu hiện bệnh xoang lại khá mờ nhạt: không ngạt mũi, không sổ mũi, ít khi nhức đầu. Khi bác sĩ khám xoang chỉ thấy ít mủ hoặc chất xuất tiết nhầy từ khe trên chảy xuống họng.
Ở trẻ em, viêm xoang cấp có thể gây những biến chứng nặng nề như viêm xoang sàng xuất ngoại (mủ chảy ra ngoài làm thành túi mủ ở góc trong ổ mắt) hoặc cốt tủy viêm xương hàm trên (sưng phồng ở phần má, dưới ổ mắt), thậm chí có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Để tránh được những biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra, người bệnh cần khám càng sớm càng tốt từ khi bắt đầu có những triệu chứng của viêm mũi xoang cần điều trị sớm bệnh viêm xoang.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh