BÁO CÁO PHẢN ỨNG CÓ HẠI CỦA THUỐC NĂM 2020

Từ ngày 01/11/2019 đến ngày 31/10/2020 tại Bệnh viện có tổng cộng 127 báo cáo ADR liên quan đến các thuốc, tất cả đều đã được báo cáo về Trung tâm ADR Quốc gia.Cụ thể như sau:

I. SỐ LƯỢNG BÁO CÁO ADR:

Số lượng báo cáo theo từng tháng được tổng hợp trong bảng sau:

Tất cả các ADR đều được gửi online về Trung tâm DI&ADR Quốc Gia.

Về chất lượng báo cáo:

Đa số báo cáo ghi đầy đủ các thông tin gồm 4 trường thông tin chính: Thông tin người bệnh, thông tin về ADR, thông tin về thuốc nghi ngờ và thông tin về người báo cáo.

 

II. THUỐC NGHI NGỜ GÂY ADR:

 

 

III. BIỂU HIỆN ADR:

Đa số các ca ADR đều ở mức độ không nghiêm trọng ( 86,6%). Một vài ca ở mức độ đe dọa tính mạng và kéo dài thời gian nằm viện(13,4%).

Theo bảng trên, biểu hiện được báo cáo nhiều nhất là ngứa (58,3%), ban đỏ/mẫn đỏ (chiếm 56,7%), lạnh, khó thở, mệt, buồn nôn.... Tất cả các trường hợp đều hồi phục không để lại di chứng sau khi xử lý.

 

IV. KIẾN NGHỊ VÀ CÁCH XỬ LÝ:

1. Về chuyên môn

Theo phản hồi của Trung tâm DI&ADR Quốc Gia Việt Nam như sau:

Gợi ý về cách xử trí với các loại phản ứng đã ghi nhận tại bệnh viện (cần áp dụng biện pháp xử trí riêng đối với từng trường hợp cụ thể):

- Đối với phản ứng dị ứng nhẹ trên da: để xử trí phản ứng, cần ngừng dùng thuốc nghi ngờ; cho bệnh nhân sử dụng thuốc chống dị ứng đặc hiệu (glucocorticoid, thuốc kháng histamin H1...), thuốc chống bội nhiễm (nếu cần).

- Trong trường hợp bệnh nhân gặp phản ứng phản vệ, sốc phản vệ: để xử trí phản ứng, cần tuân thủ theo phác đồ cấp cứu sốc phản vệ do Bộ Y tế ban hành (chi tiết xin xem Thông tư 51/2017/TT-BYT về Hướng dẫn phòng, chẩn đoán và xử trí phản vệ). Theo tài liệu về sốc phản vệ của “Viện quốc gia Hoa Kỳ về Dị ứng và Bệnh nhiễm trùng” năm 2006, có thể xử trí bằng cách tiêm bắp ngay ở trước bên đùi 0,3-0,5 ml dung dịch adrenalin 1/1000 (trẻ em: 0,01 mg/kg cân nặng) lặp lại mỗi 5-15 phút (có thể ngắn hơn 3-5 phút tuỳ đáp ứng và độ nặng trên lâm sàng), thở oxy, đặt nội khí quản nếu cần, truyền dịch tĩnh mạch (NaCl 0,9%) để tăng thể tích huyết tương, dùng thuốc kháng histamin, hít thuốc chủ vận beta-adrenergic (ví dụ: salbutamol, terbutalin) nếu co thắt phế quản, tiêm tĩnh mạch hydrocortison hoặc prednisolon.

- Với diclofenac: Nhìn chung các phản ứng có hại của diclofenac thường nhẹ và thoáng qua. Tuy nhiên, để giảm thiểu các phản ứng có hại khi sử dụng diclofenac, các cán bộ y tế cần cân nhắc điều chỉnh tới liều thấp nhất có hiệu quả và dùng thuốc trong thời gian ngắn nhất có thể. Theo Dược thư Quốc gia Việt Nam 2 năm 2015, cần phải tính toán liều dùng diclofenac một cách thận trọng, tùy theo nhu cầu và đáp ứng của từng cá nhân và cần phải dùng liều thấp nhất có tác dụng. Liều tối đa là 150 mg (ở Mỹ là 200 mg). Theo Cơ sở dữ liệu tra cứu thông tin thuốc trực tuyến Martindale 37th: The Complete Drug Reference, liều thường dùng của diclofenac đường uống hoặc đường trực tràng là 75-150 mg/ngày, chia thành các liều nhỏ. Tờ thông tin sản phẩm của diclofenac tại Anh và Canada cũng khuyến cáo liều diclofenac đặt trực tràng là 100 mg/ngày, trong trường hợp chưa đạt hiệu quả điều trị ở mức liều này có thể tăng liều lên mức tối đa 150 mg/ngày.

- Với Vancomycin: Theo Dược thư Quốc gia Việt Nam 2 năm 2015, phản ứng trên da là phản ứng có hại đã được ghi nhận khi sử dụng vancomycin đường uống và đường tiêm. Khi sử dụng vancomycin qua đường tiêm, có thể xuất hiện phản ứng trên da như: ban đỏ ở mặt và phần trên cơ thể (hội chứng “cổ đỏ” hay “người đỏ”), đây là phản ứng rất hay gặp, tỷ lệ xuất hiện trên 1/10; nguyên nhân một phần do giải phóng histamin và thường do truyền thuốc nhanh. Hội chứng được đặc trưng bởi tụt huyết áp đột ngột, có thể kèm theo nóng bừng và xuất hiện ban đỏ hoặc ban sần ở mặt, cổ, ngực và các chi trên. Thường tự hết sau khi ngừng truyền thuốc.

2. Khuyến cáo dành cho bệnh viện:

- Tiếp tục theo dõi bệnh nhân cẩn thận khi sử dụng thuốc để có biện pháp xử trí kịp thời (nếu cần) trong trường hợp xuất hiện phản ứng có hại.

- Trao đổi với các cơ sở khám, chữa bệnh khác (trên địa TP. Hồ Chí Minh và/hoặc các tỉnh, thành khác) để thu thập thêm thông tin về các trường hợp ADR liên quan đến thuốc và lô thuốc mà bệnh viện mình đang sử dụng.

- Tiếp tục báo cáo các trường hợp ADR được ghi nhận tại bệnh viện đến Trung tâm DI & ADR Quốc gia.

 

Xử lý với trường hợp Sốc phản vệ:

  • Điều dưỡng và bác sĩ:

+ Tiến hành theo Phác đồ xử lý sốc phản vệ của Bộ Y tế.

+ Báo cáo sơ bộ ADR theo mẫu

  • Dược sĩ dược lâm sàng: lên trực tiếp Khoa Phòng để tìm hiểu:

+ Đọc hồ sơ bệnh án của bệnh nhân

+ Tiền sử dị ứng thuốc của bệnh nhân: không

+ Test da: có tiến hành và cho kết quả âm tính.

+ Kiểm tra chất lượng thuốc: vỏ thuốc, lô thuốc, hạn dùng, chất lượng thuốc theo cảm quan của điều dưỡng.

+ Hoàn chỉnh Báo cáo ADR và gửi ngay trong ngày cho Trung tâm DI&ADR quốc gia

Khoa Dược - Tổ dược lâm sàng

return to top