✴️ Các loại Insulin thường gặp trong điều trị bệnh tiểu đường

Các dạng insulin bao gồm:

  • Tác dụng tức thời
  • Tác dụng ngắn
  • Tác dụng trung bình
  • Tác dụng kéo dài
  • Dạng hỗn hợp (pre-mix)

Dạng insulin nào là tốt nhất cho bệnh tiểu đường của tôi?

Bác sĩ sẽ phối hợp với bạn để kê đơn loại insulin tốt nhất cho bạn và bệnh tiểu đường của bạn. Quyết định dựa vào nhiều yếu tố, gồm:

  • Cơ thể bạn đáp ứng với insulin như thế nào (sự hấp thu của cơ thể, thời gian kéo dài tác dụng có thể thay đổi tùy vào mỗi cá nhân).
  • Lựa chọn lối sống. Dạng thức ăn bạn ăn, lượng đồ uống có cồn bạn sử dụng, hoặc cường độ hoạt động thể lực sẽ ảnh hưởng đến sử dụng insulin của cơ thể bạn.
  • Sự sẵn sàng tiếp nhận mũi tiêm của bạn hằng ngày.
  • Sự thường xuyên kiểm tra đường máu.
  • Tuổi.
  • Mục tiêu trong việc kiểm soát đường máu của bạn.

Bảng dưới đây sẽ nêu lên chi tiết các dạng insulin tiêm. Về thời gian khởi đầu (onset- thời gian trước khi insulin vào máu và bắt đầu tác dụng hạ đường máu), đỉnh( peak- thời gian làm giảm đường máu tốt nhất) và thời gian hoạt động (duration-thời gian insulin tiếp tục tác dụng). Ba khoảng thời gian này có thể rất thay đổi. Cột cuối cùng đề nghị một vài cái nhìn tổng quát tạo ra bởi các dạng insulin khác nhau trong mối liên hệ với thời gian bữa ăn.

 

Thời gian dùng thuốc như thế nào?

Theo như bảng trên mục thời gian khởi đầu nói về khoảng thời gian bao lâu insulin bắt đầu tác dụng. Bạn sẽ mong muốn rằng nó đồng thời với thời gian bắt đầu tiêu hóa thức ăn. Việc ăn đúng giờ sẽ hạn chế hạ đường máu.

  • Insulin tác dụng tức thời: khoảng 15 phút trước bữa ăn.
  • Insulin tác dụng ngắn: khoảng 30 đến 60 phút trước bữa ăn.
  • Insulin tác dụng trung bình: khoảng 1 tiếng trước bữa ăn.
  • Dạng hỗn hợp: phụ thuộc vào chế phẩm có thể thay đổi từ 10 phút đến 30-45 phút trước bữa ăn.

Trước khi dùng, cần đo nhiều lần và ghi mức độ đường trong máu để bác sĩ biết mà ra toa số lượng cần thiết.

Thường thì người bệnh cần tiêm ít nhất hai lần một ngày, có người cần đến ba bốn lần tiêm mới đủ để kiểm soát đường trong máu.

Ngày tiêm 2 lần với insulin có tác dụng ngắn hạn hoặc trung bình; trước điểm tâm và bữa cơm tối. Insulin ngắn hạn giúp kiểm soát đường vào buổi sáng và chiều tối. Insulin trung bình cho buổi chiều và qua đêm.

Ngày tiêm 3 lần với insulin ngắn hạn cho buổi sáng và trước cơm chiều, insulin trung bình cho ban đêm.

Ngày tiêm nhiều lần với insulin ngắn hạn trước bữa ăn chính và insulin trung bình trước khi đi ngủ.

Hiện nay, có máy bơm insulin (infusion pump) được sử dụng rất phổ biến. Bơm liên tục để đưa vào da một lượng insulin nhỏ đủ để duy trì đường huyết bình thường đồng thời có thể tự điều chỉnh để gia tăng insulin tùy theo nhu cầu, nhờ đó ta có thể ăn uống tự do hơn một chút.

Ngoài ra insulin dạng hít (inhalation) cũng đang được sử dụng và cũng khá công hiệu.

Dùng insulin nhiều thì đường huyết sẽ xuống quá thấp, người bệnh bị phản ứng insulin mà triệu chứng là: nhức đầu, tim đập nhanh, người run rẩy, mệt mỏi, mất định hướng, đổ mồ hôi, buồn nôn, đói bụng, đôi khi bất tỉnh, làm kinh, hôn mê.

Khi mới dùng insulin thì bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân cách thay đổi liều lượng. Sau một thời gian, đã quen với tình trạng bệnh của mình thì bệnh nhân có thể tự tăng giảm thuốc. Thường thường thì gia tăng insulin ngắn hạn khi ăn nhiều hơn thường lệ và ít vận động; giảm insulin này khi ăn ít hơn và làm nhiều việc lao động chân tay.

 

Bảo quản

Nên bảo quản thuốc insulin chính xác theo những bước sau để đảm bảo thuốc có thể hoạt động:

Bảo quản insulin ở những nơi không có ánh sáng và nhiệt. Nếu không bảo quản insulin trong tủ lạnh thì hãy bảo quản nó ở mức độ lạnh vừa đủ (nhiệt độ từ 13,330C và 26,670C);

Không được để insulin đông lạnh. Nếu insulin bị đông thì không được dùng nó, kể cả khi nó được rã đông;

Cần bảo quản chai insulin không sử dụng, hộp đựng và bút tiêm insulin trong tủ lạnh ở nhiệt độ từ 2,220C đến 7,780C. Nếu bảo quản hợp lý, insulin sẽ có tác dụng tốt đến ngày hết hạn in trên chai.

Giữ hộp đựng và bút tiêm insulin đang sử dụng gần đây ở nhiệt độ mát (từ 13,330C và 26,670C).

 

Những ngoại lệ trong sử dụng liều và thời gian insulin

Insulin tác dụng dài sử dụng không phụ thuộc vào thời gian. Bạn sẽ sử dụng detemir (Levemir) một đến hai lần mỗi ngày không phụ thuộc vào thời gian bạn ăn. Và bạn sẽ sử dụng glargine (Basaglar, Lantus, Toujeo) một lần hàng ngày vào thời gian cố định. Deglutec một lần một ngày nhưng thời gian có thể thay đổi. Một vài người sẽ sử dụng insulin tác dụng dài kèm với một insulin tác dụng ngắn hơn hoặc một loại thuốc khác được sử dụng với bữa ăn.

Insulin tác dụng tức thời có thể sử dụng ngay sau bữa ăn thay vì 15 phút trước bữa ăn. 

Để có thêm thông tin khi nào sử dụng insulin. Bạn nên tham khảo mục “liều lượng và kiểm soát” phần bao bì sản phẩm bạn sử dụng hoặc nói chuyện với bác sĩ của bạn.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top