TÁC DỤNG CÓ LỢI CỦA BẠCH CẦU QUA ĐƯỜNG TRUYỀN MÁU
Cung cấp tế bào máu cho ghép tuỷ: các tế bào nguồn CD34 có thể thu hoạch được từ máu ngoại vi, từ tuỷ xương, từ máu cuống rốn thai nhi cung cấp cho ghép tuỷ đồng loại.
Có thể truyền bạch cầu trung tính điều trị cho bệnh nhân bị giảm bạch cầu kèm nhiễm trùng nặng, kháng với tất cả kháng sinh.
Hoạt hoá lympho với kháng nguyên ung thư - In - Situ sử dụng truyền lympho mẫn cảm để điều trị bệnh ung thư.
Sản xuất một số cytokin kích thích sinh máu gây viêm và dị ứng.
TÁC DỤNG CÓ HẠI CỦA BẠCH CẦU QUA ĐƯỜNG TRUYỀN MÁU
Bạch cầu là tế bào đích của một số virus
Bạch cầu, trước hết là lympho T4 (CD4), đại thực bào là những tế bào đích của HIV. Nếu người cho máu không được sàng lọc kỹ thì khả năng nhiễm HIV do truyền máu là rất cao. Người ta tính, một cá thể nào đó có 1/10000 tế bào bị nhiễm HIV nếu truyền máu này cho người bệnh thì khả năng lây nhiễm là 100%. Ngoài HIV, HTLV cũng là virus có tế bào đích là T lympho. Đây cũng là một đường lây truyền bệnh của HTLV. Các sản phẩm huyết tương cũng là nguồn truyền bệnh của nhiều virus như các virus gây viêm gan, CMV, EBV...
Bạch cầu gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng máu bảo quản bởi các nguyên nhân sau đây:
Bạch cầu hạt
Đời sống ngắn, trong máu bảo quản 48 - 72 giờ chúng chết và phân huỷ, giải phóng ra nhiều thành phần nội bào hoà tan vào huyết tương tác dụng lên màng hồng cầu làm giảm hiệu lực của hồng cầu nhất là các men của bạch cầu. Mặt khác chúng làm thay đổi pH máu, các chất hoá học trung gian như histamin, serotonin được giải phóng từ bạch cầu toan, tế bào mast có tác dụng gây dị ứng, gây sốc khi truyền máu. Theo dõi túi máu bảo quản đã lọc bạch cầu và không lọc bạch cầu thấy rất rõ các yếu tố này trong thành phần huyết tương.
Bạch cầu mono và lympho trong máu bảo quản
Có thể sản xuất ra các cytokin tác hại đến chất lượng của hồng cầu bảo quản và khi truyền máu này cho bệnh nhân gây nhiều phản ứng như sốt, rét run, dị ứng sốc ... Nhiều tài liệu nghiên cứu đã chứng minh rằng, đại thực bào và lympho trong máu bảo quản bị hoạt hoá bởi các chất mới sinh trong túi máu bảo quản. Khi được hoạt hoá, chúng sẽ sản xuất ra các cytokin như IL-1, IL-2, IL-6, TNF. Kết quả nghiên cứu của Muylle (1994) về sự có mặt của cytokin nói trên trong túi máu không lọc bạch cầu và túi máu có lọc bạch cầu đã chứng minh cho ý kiến nói trên.
Gây phản ứng miễn dịch đồng loài:
Kháng nguyên bạch cầu hệ HLA có thể gây phản ứng dịch chống bạch cầu, làm giảm bạch cầu hạt, giảm tiểu cầu, giảm lympho sau truyền máu.
Bạch cầu của đơn vị máu truyền có thể gây bệnh ghép chống chủ
(Graft - Versus - Host - Disease = GVHD).
CYTOKIN, CÁC CHẤT TRUNG GIAN VÀ MEN BẠCH CẦU TRONG MÁU BẢO QUẢN
Máu bảo quản bao gồm: máu toàn phần, khối hồng cầu nghèo bạch cầu, khối tiểu cầu nghèo bạch cầu, huyết tương giàu tiểu cầu, huyết tương. Các tế bào máu có khả năng tạo cytokin: mono, lympho, bạch cầu trung tính, hoặc tạo ra chất trung gian có hoạt tính sinh lý: bạch cầu hạt trung tính, toan, kiềm, tiểu cầu.
Máu toàn phần, khôi hồng cầu bảo quản ở 4°c, khối tiểu cầu, huyết tương giàu tiểu cầu bảo quản ở 20-22° C lắc liên tục, huyết tương bảo quản ở 35°C hoặc 85°C.
Cytokin trong máu báo quán
Khi nghiên cứu máu bảo quản, người ta thấy bạch cầu đóng vai trò quan trọng tạo ra các cytokin (2, 4, 11). Kết quả này được công bố đầu tiên bởi Muylle (1994). Tác giả đã tiến hành nghiên cứu so sánh trên hai mẫu: Máu toàn phần không loại bạch cầu, và mẫu máu có lọc bỏ bạch cầu, thấy rằng sau 3-5 ngày mẫu máu không lọc bạch cầu có các cytokin như: TNFa, IL-1, IL-6 tăng lên gấp nhiều lẩn so với mẫu có lọc bạch cầu (bảng 4.5). Sự xuất hiện các cytokin đi song song với giảm pH của máu bảo quản, từ 7,39 xuống tới 7,07, trong khi đó nhóm có lọc bạch cầu pH từ 7,36 xuống 7,12. Rõ ràng, nếu lọc bỏ bạch cầu pH của máu bảo quản được duy trì tốt hơn.
(Theo Muylle 1994)
Các nghiên cứu gần đây về bạch cầu trong khối tiểu cầu và huyết tương giàu tiểu cầu bảo quản trong 7 ngày cho thấy các cytokin (TNFa, IL-1, IL-6, IL-8) tăng nhanh sau 2 ngày bảo quản. Mức độ tăng các cytokin phụ thuộc vào số lượng bạch cầu có trong khối tiểu cầu. Nếu số lượng gc < 3.109 trong một đơn vị tiểu cầu thì lượng cytokin rất thấp (H4.3A) trừ IL-8, nếu bạch cầu còn > 6x109 thì các cytokin đểu tăng rất nhanh trong khối tiểu cầu bảo quản (H4.3B) (9, 10).
Hình 4.3. Hàm lượng các cytokin IL-1, IL-6, IL-8, TNF trong khối tiểu cầu bảo quản.
A: Khối tiểu cầu có 3x109 bạch cầu;
B: Khối tiểu cẩu có 6 x 109 bạch cầu;
Các chất trung gian trong máu bảo quản
Bên cạnh sự có mặt của các cytokin, các kết quả nghiên cứu còn cho thấy các chất trung gian có hoạt tính sinh lý cũng có mặt trong huyết tương máu bảo quản, mức độ của các chất trung gian như histamin, serotonin phụ thuộc vào số lượng bạch cầu trong máu bảo quản. Nghiên cứu của Muylle (9), so sánh 4 mẫu máu bảo quản. Máu toàn phần (A), máu lọc bạch cầu sơ bộ bằng cách để lắng (B), lọc bạch cầu qua bông có thể loại được khoảng 60% bạch cầu (C), mẫu lọc bạch cầu bằng màng lọc, loại được 95% bạch cầu, cho thấy hàm lượng histamin cao nhất ở mẫu máu toàn phần, thấp nhất ở mẫu lọc bạch cầu bằng màng lọc (H4.4). Kết quả này càng chứng minh bạch cầu đóng vai trò rất quan trọng trong sự có mặt của các cytokin và các chất trung gian có hoạt tính sinh lý trong máu bảo quản (2,10,11,16,17)
Hình 4.4. So sánh sự có mặt của histamin trong máu bảo quản bằng các phương pháp lọc bach cầu khác nhau
A: Không lọc bạch cầu
B: Lọc bằng phương pháp để lắng hoặc ly tâm
C: Lọc bạch cẩu qua bông
D: Lọc bạch cầu qua màng lọc đặc hiệu, loại < 95% bạch cầu
Các men bạch cầu trong máu bảo quản
Nghiên cứu máu bảo quản bàng dung dịch CPD-A1 trong 42 ngày cho kết quả rất đáng lưu ý về các men bạch cầu trong máu bảo quản. Bạch cầu đặc biệt là bạch cầu hạt trung tính và mono/đại thực bào có rất nhiều men thuộc nhóm diệt khuẩn, tiêu đạm... do đời sống của bạch cầu trung tính rất ngắn (14 ngày) nên trong máu bảo quản ngay trong tuần đầu bạch cầu hạt đã chết, giải phóng các chết trung gian từ các hạt đặc biệt của bạch cầu vào huyết tương máu bảo quản. Mức độ của các chất này cũng tăng theo thời gian bảo quản, đặc biệt sau ngày 14 (H4.4 và 4.5).
Các kết quả nghiên cứu tại Viện Huyết học - Truyền máu và Bộ môn Hoá sinh Đại học Y Hà Nội cho kết quả tương tự.
Nghiên cứu của bác sĩ Trần Thị Liên về đặc điểm hoá sinh và tế bào máu ở máu bảo quản gồm: máu toàn phần, máu hồng cầu loại bạch cầu bằng ly tâm và khối hồng cầu loại bạch cầu bằng màng lọc cho thấy ở máu toàn phần các men bạch cầu (acid phosphatase, elastase, LDH) tăng rõ rệt sau 2 tuần bảo quản, trong khi khối hồng cầu lọc bạch cầu thì lượng men thấp hơn nhiều - pH duy trì tốt hơn so với mẫu máu toàn phần - các cytokin (TNF, IL-6) cũng thay đổi tương tự (15).
Nghiên cứu của bác sĩ Nguyễn Quang Hoà về phản ứng truyền máu tại lâm sàng cho thấy, truyền máu có giảm bạch cầu thì phản ứng sốt, rét run, mẩn ngứa, dị ứng mề đay giảm đi rất đáng kể, an toàn truyền máu được cải thiện rất rõ rệt (14).
Hình 4.5. So sánh mức độ giải phóng các men bạch cầu và các chất hoá học trung gian, trong máu không lọc bạch cầu (A) và có lọc bạch cầu (B).
Các cytokin, các chất trung gian và các men bạch cầu xuất hiện trong máu bảo quản 42 ngày có ảnh hưởng gì đến chất lượng của máu bảo quản? Đây là một câu hỏi hết sức quan trọng, góp phần tìm giải pháp bảo đảm an toàn truyền máu tốt hơn.
Như chúng ta biết, các cytokin, các chất trung gian như serotonin, histamin các men bạch cầu như: protease, elastase, phosphatase có lượng rất thấp trong máu, nay trong máu bảo quản tăng lên gấp hàng chục lần, sự tăng này đã gây các tác hại sau đây cho chất lượng máu bảo quản.
Trước hết, do xuất hiện một số men bạch cầu làm pH máu bảo quản giảm pH giảm gầy nhiều bất lợi trong đó có một bất lợi đáng chú ý là tạo điều kiện hình thành các gốc tự do có nhiều tác hại.
Mặt khác men bạch cầu, nhất là protease, các gốc tự do, các cytokin (TNF) tác động lên màng hồng cầu làm thay đổi hình dạng và cấu trúc hoạt động, làm cho hiệu quả trao đổi oxy của hồng cầu sẽ bị ảnh hưởng, chất lượng máu truyền sẽ giảm sút.
Các chất trung gian như serotonin, histamin, prostaglandin..., các cytokin xuất hiện trong huyết tương bảo quản sẽ gây các phản ứng sốt, dị ứng khi truyền máu, nếu nhiều và ở các cá thể nhạy cảm có thể gây giảm huyết áp, sốc.
Ngoài ra, sự có mặt của bạch cầu còn gây nhiều tác hại khác như gây bệnh ghép chống chủ do truyền máu, gây phản ứng miễn dịch đồng loại làm giảm bạch cầu, tiểu cầu sau truyền máu, gây bệnh phổi cấp tính do kháng thể đặc hiệu bạch cầu làm kết dính bạch cầu vi mạch phổi. Sự có mặt của bạch cầu cũng có thể làm lây nhiễm HIV do truyền máu trong giai đoạn cửa sổ không sàng lọc được.
Vì các lý do trên vấn đề tách và chuẩn hoá các thành phần máu, truyền máu từng thành phần, vấn đề loại bỏ bạch cầu bằng ly tâm hoặc lọc bạch cầu là một vấn đề có tính chiến lược trong an toàn truyền máu (19).
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh