✴️ Đảm bảo chất lượng trong công tác xét nghiệm huyết học và truyển máu (P2)

Nội dung

MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG TRONG TRUYỀN MÁU

Chu trình truyền máu

  • Người cho máu: người cho khoẻ mạnh, tự nguyện
  • Tuyển chọn: khám, tư vấn người cho
  • Lấy máu: kỹ thuật lấy, điều kiện và dụng cụ lấy máu
  • Sàng lọc bệnh nhiễm trùng: các trang bị, kít và kỹ thuật được áp dụng.
  • Điều chế các thành phần máu
  • Lưu trữ và phân phối
  • Phát máu cho bệnh nhân và thực hành truyền máu.

Yêu cầu của an toàn truyền máu

  • Không làm lây bệnh
  • Không gây phản ứng (miễn dịch và không miễn dịch)
  • Không làm ảnh hưởng sức khoẻ của người nhận máu, người cho máu và nhân viên truyền máu.
  • Có hiệu quả chữa bệnh.

Một số biện pháp đảm bào chất lượng

Xây dựng và đảm bảo quy trình

  • Quy trình từ tuyển chọn người cho đến khám và lấy máu phải được xây dựng và loại trừ các yếu tố nhằm có người cho hoàn toàn mạnh khoẻ, lấy máu an toàn.
  • Đối tượng cho máu: quản lý được người cho máu, chú ý lấy ở nhóm ít nguy cơ lây nhiễm bệnh truyền qua đường máu nhằm an toàn cho người nhận, người cho, nhân viên.
  • Quy trình và thủ tục ghi chép: nhằm kiểm tra được sức khoẻ người cho, quản lý được người cho, không nhầm lẫn máu người này với người khác nhưng vẫn đảm bảo thuận tiện, tránh phiền hà.
  • Quy trình nhận máu vào kho, thủ tục giao - nhận.
  • Quy trình sàng lọc: từ tổ chức thực hiện kỹ thuật đến quy trình đào tạo cán bộ, quy trình chọn kít, quy trình xử lý chất thải bỏ và trả, thông báo kết quả.
  • Quy trình sản xuất để không bị lây nhiễm từ ngoài, không lẫn máu người này với máu khác, thành phần này với thành phần khác. Thành phần máu phải được sản xuất kịp thời, sản phẩm có các thông tin cần thiết.
  • Quy trình lưu trữ, phát máu, quy trình truyền máu lâm sàng: làm việc gì trước, việc gì sau, khi lĩnh cần chú ý gì, khi phát cần yêu cầu gì, khi truyền máu phải theo quy trình đã được xem xét và thống nhất.

Áp dụng một số biện pháp tự kiểm tra

  • Tự kiểm tra phương tiện, dụng cụ: cân, dụng cụ xét nghiệm, đặt kế hoạch kiểm tra định kỳ có sổ theo dõi.
  • Tự kiểm tra kít xét nghiệm và máy.
  • Tự kiểm tra định nhóm bằng áp dụng định nhóm hai phương pháp, hai nhân viên độc lập. Kiểm tra hàng ngày các sinh phẩm sử dụng về tính đặc hiệu, độ nhạy, có sổ, giấy theo dõi, có người chịu trách nhiệm ký tên.
  • Kiểm tra máu, sản phẩm máu.
  • Khi công tác truyền máu có sử dụng hệ thông phần mềm quản lý, cần đặt các chế độ tự kiểm tra trong chương trình để làm sao khi có bất kỳ một sai sót nào sẽ có hệ thống báo động. Ví dụ, mã số của một đơn vị máu từ một người cho lại có hai nhóm khác nhau ở hai chế phẩm (ví dụ khối hồng cầu có nhóm A, huyết tương có nhóm B) thì sẽ có báo động xuất hiện.

Tham gia hệ thống chất lượng

  • Hệ thống kiểm tra quy trình.
  • Hệ thông kiểm tra sản phẩm máu.
  • Hệ thống kiểm tra chất lượng sàng lọc.

Để có máu và chế phẩm máu đạt chất lượng tốt cần có một trung tâm hoạt động độc lập, có nhiệm vụ tố chức đánh giá chất lượng của các trung tâm truyền máu trong toàn hệ thông.

Căn cứ vào quy trình, phương pháp chuẩn đã được xây dựng, hàng năm hay hàng quý theo định kỳ, trung tâm này đến xem xét việc áp dụng quy trình, phương pháp. Đồng thời hàng quý hay hàng tháng trung tâm này gửi các mẫu xét nghiệm ví dụ định nhóm khó, mẫu huyết thanh cần sàng lọc đã biết mật độ quang cụ thể (với kỹ thuật ELISA sàng lọc virus) tới các trung tâm truyền máu.

Sau khi nhận được kết quả, trung tâm chất lượng sẽ thông báo lại và đề xuất hướng điều chỉnh. Trường hợp nhiều lần có sai số hay sai số có hệ thống không thể liều chỉnh thì trung tâm chất lượng có thể yêu cầu các cơ quan chức năng đình chỉ loạt động của trung tâm truyền máu này.

Áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng:

Đặt tiêu chuẩn cụ thể (quy định của Nhà nước) đồng thòei từng khu vực yêu cầu thêm.

Áp dụng kỹ thuật mới trong sàng lọc, phố biến kiến thức (đào tạo) sử dụng máu.

Cần có kế hoạch đào tạo cụ thể, từ đơn giản đến phức tạp, để có đội ngũ cán bộ thành thạo vừa có tay nghề cao vừa có hiểu biết cần thiết để có thể xử lý ở mọi tình huống.

Tiêu chuẩn GMP (Good Manitacturing Practice)

Hiện nay trong lĩnh vực truyền máu người ta nhắc nhiều đến việc thực hiện tiêu chuẩn GMP. Vậy GMP là gì ?

GMP (Good Manifacturing Practice) là mọi hoạt động trong cả dịch vụ nhằm có sản phẩm đạt được mục đích sản xuất ra nó (có thể gọi là quá trình thực hành tốt).

Mục đích của công tác truyền máu là hiệu quả chữa bệnh ở người bệnh. Muốn ngưòi bệnh dùng máu, chế phẩm máu đạt hiệu quả cao (nhận đúng cái mình cần và n toàn) thì phải có sự phối hợp của tất cả các hoạt động trong cả dây chuyền, các công tác từ quản lý chất lượng, kiểm tra chất lượng và tính thành thạo của cán bộ, đến việc tổ chức thực hiện, tổ chức đào tạo tuyển lựa nhân viên cũng như các can hiệp có tính kiểm tra chặt chẽ, của đường lối chính sách đầu tư phù hợp.

Không thể kiểm tra chất lượng hết các thông số cho tất cả các sản phẩm do vậy đánh giá một cơ sở sản xuất, một ngân hàng máu tốt là dựa vào việc cơ sở đó có đạt GMP hay không ? Các trung tâm truyền máu lớn trên thê giới hiện nay đang cố gắng đạt GMP.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top