Đường mật là một hệ thống ống được phân chia thành rất nhiều nhánh để dẫn mật được sản xuất từ trong gan xuống ruột non để tiêu hóa thức ăn. Ngoài bữa ăn, khi không cần sử dụng đến, dịch mật có thể được dự trữ ở túi mật.
Nhiễm trùng đường mật là tình trạng viêm đường mật do vi khuẩn gây nên, thường xảy ra trên bệnh nhân bị tắc nghẽn đường mật (do sỏi, u, ký sinh trùng,..)
Nhiễm trùng đường mật được gây ra bởi:
Vi khuẩn, chủ yếu là vi khuẩn Ecoli sống trong đường ruột của người, hay ký sinh trùng như: giun, sán chui và đường mật.
Đường mật bị hẹp, tắc do:
Ở những người có sức đề kháng kém, sức khỏe yếu và khả năng miễn dịch giảm có thể khiến vi khuẩn sống trong ruột phát triển mạnh mẽ gây viêm nhiễm đường mật.
Những người ở vùng nông thôn, hay có thói quen ăn uống không hợp vệ sinh, không tẩy giun định kỳ, có thể bị nhiễm giun, sán gây nhiễm trùng đường mật.
Người bị tăng mỡ máu, có hàm lượng cholesteron trong cơ thể cao cũng có nhiều nguy cơ hình thành sỏi mật gây tắc mật khiến đường mật vị viễm nhiễm.
Những người bị ung thư di căn có thể phát triển các khối u ở đường mật, tụy gây hẹp tắc đường mật.
Khi bị nhiễm trùng đường mật, triệu chứng điển hình nhất là tam chứng Charcot: đau, sốt, vàng da:
Việc điều trị nhiễm trùng đường mật bao gồm:
Chống nhiễm khuẩn: sử dụng kháng sinh có chu trình mật-ruột, phổ kháng sinh hướng vào vi khuẩn Gram âm đường ruột hoặc kháng sinh phổ rộng khuếch tán tốt vao máu và thải trừ qua gan, mật.
Dẫn lưu đường mật khi mật bị ứ đọng qua nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP): cắt mở cơ Oddi lấy sỏi, giun chui đường mật, đặc sten đường mật
Phẫu thuật giải quyết nguyên nhân hẹp tắc đường mật, bao gồm:
Để dự phòng nhiễm trùng đường mật không quá khó, chỉ cần giải quyết tốt nguyên nhân gây tắc mật và thay đổi thói quen ăn uống hợp vệ sinh, không ăn đồ ăn bị nhiễm giun sán, ăn chín uống sôi, tẩy giun sán định kì, nâng cao sức khỏe, tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Có thể bạn quan tâm: Nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP)
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh