Sởi hay còn gọi là rubeola hoặc morbilli là một bệnh do virus có thể lây lan nhanh chóng.
Sởi gây ra các triệu chứng khó chịu nhưng thường khỏi bệnh mà không cần điều trị trong vòng 7 đến 10 ngày. Sau cơn sốt sởi, người bệnh có được miễn dịch trong suốt quãng đời còn lại. Rất hiếm có khả năng mắc bệnh sởi lần thứ hai.
Bệnh sởi thường được nhận biết thông qua sự bùng phát của các nốt ban. Các triệu chứng của bệnh sởi luôn bao gồm sốt và ít nhất một trong ba triệu chứng (ho, sổ mũi, viêm kết mạc).
Các triệu chứng sẽ xuất hiện khoảng 9 đến 11 ngày sau khi bị nhiễm bệnh ban đầu. Các triệu chứng có thể bao gồm:
Người mắc bệnh thường bị sốt, một số trường hợp có thân nhiệt lên đến 40,6 độ C. Tình trạng này có thể kéo dài vài ngày, hạ sốt sau đó và tăng trở lại khi phát ban xuất hiện.
Phát ban màu nâu đỏ xuất hiện khoảng 3 đến 4 ngày sau các triệu chứng ban đầu. Tình trạng này có thể kéo dài hơn một tuần. Phát ban thường bắt đầu ở sau tai và lan ra khắp đầu và cổ. Sau một vài ngày, các nốt ban lan sang phần còn lại của cơ thể.
Hầu hết các phát ban ở trẻ em không phải là bệnh sởi, nhưng nên đi khám bác sĩ nếu:
Biến chứng từ bệnh sởi khá phổ biến, một số tình trạng có thể nghiêm trọng. Những người có nguy cơ xuất hiện biến chứng cao nhất là những người có hệ thống miễn dịch yếu chẳng hạn như những người nhiễm HIV, AIDS, bệnh bạch cầu hoặc thiếu vitamin, trẻ nhỏ và người trưởng thành trên 20 tuổi.
Người già có nhiều khả năng bị biến chứng hơn trẻ em khỏe mạnh trên 5 tuổi. Các biến chứng có thể bao gồm:
Bệnh nhân có hệ miễn dịch yếu bị mắc sởi rất dễ bị viêm phổi có thể gây tử vong nếu không được điều trị.
Các biến chứng ít phổ biến sau đây cũng có thể xảy ra:
Các biến chứng rất hiếm gặp khác bao gồm:
Có hai loại bệnh sởi:
Rubella thường biểu hiện ở mức độ nhẹ nhưng nguy hiểm hơn với trẻ sơ sinh nếu phụ nữ nhiễm virut khi đang mang thai.
Vắc-xin sởi, quai bị và rubella (MMR) đều có vắc-xin phòng ngừa.
Virus sống trong chất nhầy của mũi và cổ họng của một người nhiễm bệnh. Bệnh nhiễm trong 4 ngày trước khi phát ban và nó tiếp tục phát triển trong khoảng 4 đến 5 ngày sau đó.
Nhiễm bệnh lây lan qua:
Virus vẫn hoạt động ở môi trường ngoài cơ thể trong 2 giờ.
Ngay khi virus xâm nhập vào cơ thể, chúng sẽ nhân lên ở cổ họng, phổi và hệ bạch huyết. Sau đó lây nhiễm và tăng sinh ở đường tiết niệu, mắt, mạch máu và hệ thần kinh trung ương.
Virus này mất từ 1 đến 3 tuần để hình thành, nhưng các triệu chứng xuất hiện trong khoảng từ 9 đến 11 ngày sau khi nhiễm virus.
Bất cứ ai chưa bao giờ bị nhiễm bệnh hoặc chưa tiêm vắc-xin có khả năng bị bệnh nếu hít phải những giọt hắt hơi bị nhiễm bệnh hoặc tiếp xúc gần gũi với người bị nhiễm bệnh.
Khoảng 90% những người không được miễn dịch sẽ phát triển bệnh sởi nếu ở chung nhà với người bị nhiễm bệnh.
Không có phương pháp điều trị sởi đặc hiệu. Nếu không có biến chứng, bác sĩ sẽ khuyên người bệnh nên nghỉ ngơi và uống nhiều nước để tránh mất nước. Các triệu chứng thường biến mất trong vòng 7 đến 10 ngày.
Một số biện pháp sau đây có thể giúp cải thiện các triệu chứng:
Thuốc kháng sinh sẽ không giúp chống lại virus sởi, nhưng đôi khi có thể được kê đơn nếu có tình trạng nhiễm khuẩn cơ hội phát triển.
Bác sĩ thường có thể chẩn đoán bệnh sởi bằng cách xem xét các dấu hiệu và triệu chứng. Xét nghiệm máu sẽ xác nhận sự hiện diện của virus rubeola. Ở hầu hết các quốc gia, sởi là một bệnh được quan tâm chú ý. Bác sĩ phải thông báo cho cơ quan chức năng về bất kỳ trường hợp nghi ngờ mắc sởi nào.
Trẻ bị sởi không nên đi học ít nhất 5 ngày từ khi phát ban xuất hiện.
Vắc-xin sởi, quai bị và rubella (MMR) thường được tiêm lúc 12 - 15 tháng tuổi, sau đó tiêm nhắc lại từ 4 - 6 tuổi.
Trẻ sơ sinh mang miễn dịch của mẹ trong một vài tháng sau khi sinh nếu mẹ có miễn dịch, nhưng đôi khi vắc-xin được khuyến nghị dùng trước 12 tháng tuổi và sớm nhất là 6 tháng.
WHO ước tính rằng các chương trình tiêm phòng sởi đã giúp giảm 79% số trường hợp tử vong do sởi trên toàn cầu từ năm 2000 đến 2015, ngăn ngừa khoảng 20,3 triệu ca tử vong.
Không cần tiêm vắc-xin nếu:
Không nên tiêm vắc-xin với:
Bất cứ ai có hệ thống miễn dịch suy yếu nên hỏi bác sĩ về việc tiêm vắc-xin. Lưu ý và nhấn mạnh rằng vắc-xin là cần thiết cho mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ. Các chuyên gia khuyến khích nên tiêm phòng cho trẻ để ngăn ngừa sự lây lan của bệnh sởi và nguy cơ bùng phát.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh