Trẻ mắc hội chứng Angelman sẽ bắt đầu có dấu hiệu chậm phát triển vào khoảng 6 đến 12 tháng tuổi chẳng hạn như không thể tự ngồi hoặc tự tập nói được. Khoảng thời gian sau đó, trẻ có thể không nói gì hoặc chỉ nói một vài từ. Tuy nhiên, hầu hết trẻ em mắc hội chứng Angelman sẽ có thể giao tiếp bằng cử chỉ, dấu hiệu hoặc các phương thức biểu thị khác.
Chuyển động của một đứa trẻ mắc hội chứng Angelman cũng sẽ bị ảnh hưởng. Trẻ có thể gặp khó khăn khi đi bộ vì các vấn đề với sự cân bằng và phối hợp (bệnh ataxia). Cánh tay của trẻ có thể run rẩy, co giật, đồng thời chân có thể bị cứng.
Một số hành vi đặc biệt có liên quan đến hội chứng Angelman bao gồm:
Vào khoảng 2 tuổi, trẻ mắc hội chứng Angelman có kích thước đầu nhỏ, với độ phẳng ở mặt sau của đầu (microbrachycephaly). Ngoài ra, trẻ mắc hội chứng Angelman cũng có thể bắt đầu bị co giật. Các đặc điểm khác có thể có của hội chứng bao gồm:
Trong hầu hết các trường hợp mắc hội chứng Angelman xảy ra ngẫu nhiên trong khoảng thời gian thụ thai. Gen là một đơn vị vật liệu di truyền (DNA) hoạt động như một chỉ dẫn cho cách thức hình thành và phát triển của một cá nhân. Hội chứng Angelman thường xảy ra khi gen được gọi là UBE3A bị thiếu hoặc không hoạt động đúng.
Hầu hết các trường hợp mắc hội chứng Angelman là do trẻ không nhận được bản sao gen UBE3A từ mẹ hoặc gen không hoạt động. Trong một số ít trường hợp, hội chứng Angelman xảy ra khi trẻ nhận được 2 bản sao gen từ cha của chúng thay vì 1 từ mỗi người.
Hội chứng Angelman có thể bị nghi ngờ nếu trẻ chậm phát triển và có những đặc điểm riêng biệt của hội chứng. Xét nghiệm máu được sử dụng để xác nhận chẩn đoán. Một số xét nghiệm di truyền sẽ được thực hiện trên mẫu máu giúp phát hiện:
Đối với mỗi đứa trẻ mắc hội chứng Angelman, điều quan trọng là phải biết sự thay đổi di truyền gây ra tình trạng này giúp xác định liệu có khả năng có thể có một đứa trẻ khác mắc hội chứng Angelman hay không.
Hầu hết trẻ em mắc hội chứng Angelman được chẩn đoán ở độ tuổi từ 9 tháng đến 6 tuổi khi các triệu chứng về thể chất và hành vi trở nên rõ ràng.
Nếu trẻ được chẩn đoán mắc hội chứng Angelman, cần nói chuyện với bác sĩ về những thông tin và hỗ trợ mà trẻ có thể cần.
Trẻ mắc hội chứng này có thể cần một số phương pháp điều trị và hỗ trợ sau đây:
Khi trẻ lớn hơn, các cơn co giật thường được cải thiện mặc dù chúng có thể trở lại ở tuổi trưởng thành. Những người mắc hội chứng Angelman khi trưởng thành thường trở nên ít hiếu động hơn và có thể ngủ ngon hơn.
Hầu hết những người mắc hội chứng sẽ bị khuyết tật học tập và hạn chế khả năng nói trong suốt cuộc đời. Ở người lớn tuổi, có sự hạn chế vận động và có thể bị cứng khớp.
Hiện này có những thử nghiệm lâm sàng xem xét điều trị một số triệu chứng liên quan đến hội chứng Angelman chẳng hạn như co giật. Mặc dù hiện tại không có cách chữa trị hội chứng Angelman, nghiên cứu về các phương pháp điều trị đang được nhiều nhà chuyên gia tiến hành thực hiện để có thêm hy vọng mới trong tương lai.
Xem thêm: Hội chứng Fragile X
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh