Xem lại: Những vấn đề thường gặp ở mắt (Phần 1)
Hầu hết mọi người đều sẽ gặp những vấn đề về mắt tại một thời điểm nào đó. Một số vấn đề có thể nhẹ nhàng và thường tự khỏi, hoặc có thể tự điều trị tại nhà. Nhưng một số khác thì cần đến sự chăm sóc của chuyên gia.
Mù màu là tình trạng mắt không nhận biết được một số màu hoặc không thể phân biệt được chúng (thường là xanh và đỏ). Tình trạng này xảy ra khi các tế bào màu ở trong mắt không hiện diện hoặc không hoạt động.
Ở những trường hợp nặng thì mắt chỉ có thể nhận biết được các sắc thái của màu xám, nhưng trường hợp này là rất hiếm. Thường tình trạng này là bẩm sinh nhưng cũng có thể mắc phải do một số thuốc và bệnh khác gây ra. Bác sĩ có thể giúp xác định nguyên nhân. Nam giới thường gặp tình trạng bẩm sinh này nhiều hơn nữ.
Có thể chẩn đoán mù màu bằng một nghiệm pháp đơn giản. Sẽ không có điều trị gì nếu như tình trạng này là bẩm sinh, nhưng một số loại kính áp tròng và mắt kính đặc biệt có thể giúp người mắc bệnh phân biệt được một số màu.
Đây là từ chỉ chung cho các bệnh có thể gây ra hiện tượng viêm tại màng bồ đào của mắt. Màng bồ đào là lớp màng ở giữa của mắt và chứa hầu hết các mạch máu tại mắt.
Các bệnh này có thể phá hủy mô của mắt và thậm chí gây mất luôn mắt. Mọi lứa tuổi đều có thể mắc phải tình trạng này. Các triệu chứng có thể mất đi nhanh nhưng cũng có thể tồn tại một thời gian dài.
Những người có các bệnh về miễn dịch như AIDS, viêm khớp dạng thấp, hay viêm loét đại tràng dễ mắc viêm màng bồ đào hơn bình thường. Các triệu chứng có thể bao gồm:
Nếu như mắc phải các triệu chứng trên và chúng không giảm đi trong vòng vài ngày thì nên đi khám ngay. Có nhiều biện pháp điều trị khác nhau dành cho viêm màng bồ đào, tùy thuộc vào loại bệnh mắc phải.
Là tình trạng mắt mất đi khả năng nhìn các vật hay chữ ở gần mặc dù nhìn xa vẫn rõ.
Sau 40 tuổi thì chúng ta có xu hướng để sách hay các tài liệu khác ra xa hơn để có thể đọc rõ hơn, làm cho ta cảm thấy cánh tay của mình có vẻ hơi ngắn.
Kính đọc, kính áp tròng, LASIK, hoặc các thủ thuật khác có thể được dùng để khôi phục lại thị lực.
Tình trạng này xảy ra khi mắt có cảm giác như có các chấm hay vệt lấm tấm nhỏ trôi ngang qua. Hầu hết mọi người đều nhìn thấy chúng khi ở nơi có nhiều ánh sáng.
Các đốm này là chuyện thường gặp, nhưng đôi khi chúng cũng là dấu hiệu của một tình trạng nghiêm trọng hơn ở mắt ví dụ như bong võng mạc. Bong võng mạc xảy ra khi lớp võng mạc nằm ở phía sau của mắt bị tách ra khỏi lớp bên dưới nó. Khi mắc phải thì mắt sẽ nhìn thấy các vệt sáng kèm theo các đốm đen hay bóng mờ ở vùng rìa của tầm nhìn.
Nếu như nhận thấy được sự thay đổi đột ngột trong số lượng các đốm đen hay vệt sáng hoặc một dải đen mới nằm trong tầm nhìn thì nên đi khám ngay.
Mắt sẽ bị khô khi nước mắt được tạo ra không đủ hoặc chất lượng kém. Mắt sẽ có cảm giác bỏng rát hoặc như là có gì bị vướng lại. Trong một vài trường hợp nặng hiếm khi xảy ra thì mắt có thể bị mất đi thị lực. Các biện pháp điều trị bao gồm:
Nếu như tình trạng khô mắt là mãn tính thì đây có thể là bệnh khô mắt. Biện pháp điều trị có thể gồm các thuốc như cyclosporine (Cequa, Restasis) hay lifitegrast (Xiidra) để kích thích tạo ra nước mắt.
Chảy nước mắt này không liên quan đến cảm xúc. Tình trạng này có thể do mẫn cảm với ánh sáng, gió, hoặc sự thay đổi nhiệt độ. Mắt cần được bảo vệ cẩn thận hoặc nên sử dụng kính mát (Nên dùng loại gọng che kín do chúng có thể cản được gió cũng như các thứ khác).
Chảy nước mắt có thể là dấu hiệu của một tình trạng nghiêm trọng hơn, ví dụ như nhiễm trùng mắt hoặc tắc nghẽn tuyến lệ. Cả hai tình trạng trên đều có thể điều trị được.
Tình trạng này xảy ra khi có các vùng đục xuất hiện ở trong thủy tinh thể.
Thủy tinh thể khỏe mạnh trong suốt như thấu kính của một máy ảnh. Ánh sáng đi xuyên qua đó để đến được võng mạc - phần phía sau của mắt nơi các hình ảnh sẽ được xử lý. Khi mắt bị đục thủy tinh thể thì ánh sáng không thể đi xuyên qua dễ dàng như bình thường, dẫn đến việc hình ảnh sẽ không còn rõ và có thể có các vết lóe hay quầng sáng xung quanh các nguồn sáng vào ban đêm.
Đục thủy tinh thể thường hình thành với tốc độ chậm, chúng không gây ra các triệu chứng như đau, đỏ hay chảy nước mắt.
Một vài vùng đục có thể nhỏ và không ảnh hưởng đến tầm nhìn. Nếu chúng trở nên lớn hơn và bắt đầu gây ảnh hưởng đến thị lực thì phẫu thuật cũng có thể khôi phục lại tình trạng ban đầu.
Mắt cũng giống như lốp xe: Một số loại áp suất bên trong có thể bình thường và an toàn, nhưng khi mức độ quá lớn thì có thể dẫn đến tổn thương dây thần kinh thị giác. Tăng nhãn áp là tên của một nhóm bệnh có thể gây ra tình trạng này.
Dạng thường gặp là tăng nhãn áp góc mở. Hầu hết những người mắc phải thường không có đau hay triệu chứng gì ở giai đoạn sớm. Do đó việc khám mắt thường xuyên rất quan trọng.
Dù không hay gặp nhưng tăng nhãn áp có thể bị gây ra do:
Việc điều trị bao gồm thuốc nhỏ mắt và phẫu thuật.
Xem tiếp: Những vấn đề thường gặp ở mắt (Phần 3)
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh