Nhãn áp là gì

Phía trước của mắt được lấp đầy bởi một chất lỏng trong suốt được gọi là thủy dịch. Chất lỏng này giúp tạo nên hình dạng và nuôi dưỡng các tế bào. Sự mất cân bằng lượng chất lỏng trong mắt có thể sẽ gây tăng hoặc hạ nhãn áp và làm tổn thương mắt. 

Bác sĩ sử dụng một đơn vị đo gọi là millimet thủy ngân (mmHg) để đo áp lực trong mắt. Theo Học viện nhãn khoa Hoa Kỳ, nhãn áp thông thường trong khoảng 10 đến 20 mmHg. Sự thay đổi áp lực của mắt thông thường không gây ra các triệu chứng cho đến khi các dây thần kinh thị giác bị tổn thương. Tuy nhiên, các phương pháp đánh giá mắt thông thường có thể giúp phát hiện sự thay đổi của áp lực trước khi các bệnh lý xuất hiện.

 

 

Điều gì xảy ra khi áp lực của mắt quá thấp hoặc quá cao?

Trong lĩnh vực y tế, nhãn áp cao được gọi là tăng nhãn áp. Nếu không được điều trị, tình trạng này có thể gây tổn thương thần kinh thị giác mang thông tin từ mắt đến não. Nhãn áp cao là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh glaucoma hay còn gọi là bệnh cườm nước/tăng nhãn áp.

Tăng nhãn áp là một nhóm triệu chứng có thể gây ra tổn thương tiến triển cho thần kinh thị giác từ đó có thể gây ra mất thị lực vĩnh viễn hoặc mù lòa. Tăng nhãn áp được xác định khi áp lực của mắt từ 21 mmHg trở lên, tuy nhiên áp lực có thể gây tổn thương mắt lại khác nhau ở mỗi người.

Nhãn áp thấp ít gặp hơn so với nhãn áp cao. Sự suy giảm đột ngột áp lực có thể gây tổn thương các mô trong mắt.

 

Nguyên nhân gây tăng áp lực trong mắt?

Áp lực của mắt quá cao khi chất lỏng trong mắt tạo ra quá nhiều áp lực cho phía trước của bề mặt mắt. Điều này có thể xảy ra nếu mắt sản xuất ra quá nhiều dịch hoặc các chất dịch không được thoát ra ngoài.

Các yếu tố nguy cơ làm gây tăng nhãn áp gồm:

  • Viêm màng bồ đào
  • Chấn thương mắt do chấn thương hoặc phẫu thuật
  • Dị tật bẩm sinh khiến dịch trong mắt không thể thoát ra được
  • Người trên 40 tuổi
  • Người Mỹ gốc Phi hoặc gốc Tây Ban Nha
  • Sử dụng một số loại thuốc như glucocorticoid trong thời gian dài
  • Mắc hội chứng phân tán sắc tố

Nhãn áp thấp thường xảy ra sau khi phẫu thật điều trị tăng nhãn áp. Tình trạng này cũng có thể gây ra bởi

  • Giảm sản xuất chất lỏng
  • Tăng sinh dịch kính võng mạc, một biến chứng của bong võng mạc
  • Mắt yếu do di truyền như hội chứng Marfan
  • Một số thuốc như: Nitrat, thuốc kháng virus cidofovir, thuốc chẹn beta.

 

Dấu hiệu nhận biết khi bạn bị tăng hoặc giảm nhãn áp

Tăng hoặc giảm nhãn áp thông đường không gây ra các triệu chứng trong giai đoạn sớm của bệnh. Các phương pháp xét nghiệm thông thường là rất quan trọng để theo dõi được áp lực của mắt trước khi những tổn thương vĩnh viễn của mắt hình thành.

Bệnh tăng nhãn áp thường khó nhận thấy cho đến khi bạn bị giảm thị lực. Bệnh lý này có thể bắt đầu như những điểm mù ngẫu nhiên trong tầm nhìn ngoại vi sau đó tiến triển thành mất thị lực trung tâm.

Giảm nhãn áp có thể gây mất thị lực không đau và tiến triển thành nhìn mờ.

 

Tăng nhãn áp được điều trị như thế nào?

Tăng nhãn áp được điều trị bằng thuốc nhỏ mắt theo đơn để giúp chất lỏng bên trong thoát ra hoặc giảm lượng chất lỏng tạo ra. Những loại thuốc nhỏ mắt này bao gồm một hoặc nhiều loại sau:

  • Thuốc chẹn beta như timolol
  • Chất tương tự prostaglandin như latanoprost
  • Chất ức chế carbonic anhydrase như brinzolamide hoặc dorzolamide
  • Chất vận chủ alpha-2 như apraclonidine
  • Thuốc Cholinergic như pilocarrpine
  • Chất ức chế Rho Kinase như netarsudil
  • Thuốc bổ sung nitric oxide như latanoprostene bunod

Phương pháp điều trị bằng phẫu thuật hoặc laser có thể được sử dụng nếu điều trị bằng thuốc không đáp ứng.

 

Điều trị giảm nhãn áp

Nhãn áp thấp có thể được điều trị bằng cách nhắm vào các nguyên nhân cơ bản như phẫu thuật hoặc tổn thương trước đó.

Các nhà nghiên cứu đang tiếp tục kiểm tra tác dụng của các loại thuốc giúp tăng nhãn áp. Một số loại thuốc đang được nghiên cứu là có tác dụng làm tăng nhãn áp nhưng lại có mức độ độc tính cao do đó không thể áp dụng được trong thực tế.

Các bác sĩ có thể cho bạn sử dụng steroid hoặc thuốc chống viêm không steroid để giảm viêm. Nếu bạn bị rò rỉ thủy dịch, các bác sĩ nhãn khoa có thể sử dụng các phương pháp điều trị như:

  • Phẫu ngăn chặn vết rò rỉ bằng kính áp tròng đặc biệt
  • Thực hiện tiêm để tăng cường khả năng phục hồi
  • Khâu
  • Sử dụng các chất đàn hồi để định hình lại mắt

Nhãn áp của mắt thông thường trong khoảng từ 10 – 20 mmHg. Tuy nhiên, áp lực có thể gây tổn thương ở mắt ở mỗi người là khác nhau.

Áp lực trong mắt cao có thể gây tổn thương các dây thần kinh trong mắt và gây giảm thị giác hoặc mù. Thông thường, các triệu chứng sẽ không xuất hiện cho trên khi tình trạng mất thị lực diễn ra, tình trạng này thường bắt đầu từ tầm nhìn ngoại vi của bạn. Nhãn áp thấp hiếm khi xảy ra nhưng tình trạng này cũng có thể gây tổn thương mắt.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top