Viêm ruột thừa là tình trạng ruột thừa bị viêm và xảy ra khi ruột thừa bị tắc nghẽn vì một lý do nào đó. Điều này bao gồm tắc nghẽn do phân cứng, nhiễm trùng hoặc viêm ở các hạch bạch huyết nằm trong ruột.
Theo Hiệp hội các bác sĩ phẫu thuật nội soi và tiêu hóa Hoa Kỳ, có 70.000 trẻ em bị viêm ruột thừa ở Hoa Kỳ mỗi năm. Tình trạng này xảy ra ở bé trai nhiều hơn bé gái.
Viêm ruột thừa là nguyên nhân hàng đầu của phẫu thuật đường tiêu hóa ở trẻ em. Nếu không được xử trí kịp thời, viêm ruột thừa đe dọa gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Cụ thể khi ruột thừa bị vỡ, vi khuẩn sẽ được giải phóng vào khoang ổ bụng, gây nhiễm trùng nặng.
Theo một số nghiên cứu thống kê, khoảng 20% đến 30% trường hợp trẻ em bị vỡ ruột thừa.
Nhận biết bệnh viêm ruột thừa ở trẻ là một việc khó khăn. Bởi vì trẻ còn nhỏ, nhiều trường hợp chưa biết diễn đạt hoặc mô tả các triệu chứng đang gặp phải.
Đau ruột thừa thường bắt đầu như đau quanh rốn. Các triệu chứng mà trẻ có thể gặp phải bao gồm:
Theo Bệnh viện Nhi Cincinnati, hầu hết trẻ em bị viêm ruột thừa ở độ tuổi từ 8 đến 16. Tuy nhiên, trẻ em dưới 5 tuổi cũng có thể mắc bệnh này. Đây là nhóm tuổi dễ gặp phải các biến chứng nghiêm trọng của viêm ruột thừa do trẻ chưa biết cách diễn đạt về triệu chứng để có thể phát hiện sớm bệnh. Trẻ có thể bị đau rõ rệt khi cử động, ho, hắt hơi hoặc sờ vào bụng. Biểu hiện bằng việc trẻ khóc thét khi sờ vào bụng hoặc nằm yên không muốn cử động.
Đôi khi, cha mẹ có thể nhầm lẫn viêm ruột thừa với một tình trạng khác nếu không làm các xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh chuyên sâu. Một số tình trạng gây ra các triệu chứng tương tự viêm ruột thừa bao gồm:
Nếu bạn nghĩ rằng trẻ có thể bị viêm ruột thừa, phải nhanh chóng đến gặp bác sĩ.
Một đứa trẻ bị viêm ruột thừa và không được chẩn đoán trong 48 giờ khả năng ruột thừa bị vỡ sẽ tăng lên rất nhiều. Chính vì thế, đưa con đi khám ngay lập tức nếu trẻ gặp các triệu chứng có thể là viêm ruột thừa. Ví dụ: đau bụng tiến triển thành nôn ói, kém ăn, bỏ bú hoặc sốt.
Bác sĩ sẽ đặt câu hỏi để tìm hiểu về các triệu chứng trẻ gặp phải. Bác sĩ cũng có thể yêu cầu thực hiện các xét nghiệm hình ảnh, như siêu âm hoặc chụp CT. Xét nghiệm máu và nước tiểu để chẩn đoán viêm ruột thừa và loại trừ các bệnh lý khác.
Phương pháp điều trị viêm ruột thừa là phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa cho trẻ. Trường hợp ruột thừa chưa viêm, trẻ có thể được điều trị kháng sinh trước sau đó mới tiến hành mổ cắt ruột thừa.
Tuy nhiên, nếu ruột thừa đã bị vỡ, trẻ sẽ phải tiến hành phẫu thuật cắt ruột thừa và bơm rửa khoang phúc mạc càng sớm càng tốt. Mục đích là đảm bảo vi khuẩn có bên trong ruột thừa không di chuyển đến các phần khác của ổ bụng và gây nhiễm trùng nghiêm trọng.
Trẻ em bị vỡ ruột thừa thường phải ở lại bệnh viện lâu hơn để được truyền kháng sinh đường tĩnh mạch vì nguy cơ nhiễm trùng rất cao.
Khi trẻ cần phẫu thuật, cha mẹ thường gặp khó khăn trong việc giải thích tình trạng bệnh. Mặt khác, đau ruột thừa thường phải mổ cấp cứu nên không phải lúc nào chúng ta cũng có nhiều thời gian chuẩn bị về tâm lý cho con.
Cách tiếp cận sau đây có thể giúp trẻ hiểu được tình trạng bệnh và ổn định tinh thần:
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh