Phần cột sống thường bị đau nhức nhiều nhất chính là phần hông lưng, vùng trên xương cùng. Nguyên nhân khiến mẹ bầu thường bị đau lưng là do:
Trong thời gian mang thai, cơ thể mẹ sẽ tiết ra hormone relaxin giúp khung xương chậu giãn nở hết mức để chuẩn bị cho quá trình sinh nở. Tuy nhiên, sự giãn nở của khung xương sẽ làm giảm sự liên kết cho các khớp, khiến khớp lỏng lẻo và dễ dẫn tới tình trạng đau.
Cân nặng của thai nhi tăng dần lên khiến mẹ bầu cảm thấy nặng nề. Lúc này cột sống và khung xương chậu chịu nhiều áp lực nên khiến mẹ bầu bị đau lưng.
Trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu đi lại, sinh hoạt làm cho cột sống thắt lưng phải cong về phía trước nhiều hơn. Để giữ thăng bằng khi di chuyển, mẹ bầu thường ngả về phía sau, do đó khiến phần lưng bị cong, gây đau nhức.
Các cơ vòng bụng chịu sức ép từ cơ thể khi mẹ nằm sấp và co giãn linh hoạt khi mẹ gập người. Trong thời gian mang thai, cơ yếu và bị kéo giãn quá cỡ do thai nhi lớn dần, gây chèn ép và đau đớn, khó chịu cho mẹ bầu.
Đau thần kinh tọa cũng gây ra những cơn đau ở thắt lưng, nhói ở phía mông, phía sau một bên chân.
Vào những tháng cuối của thai kỳ, cân nặng thai nhi phát triển tối đa để chuẩn bị chào đời, do đó mẹ bầu sẽ gặp phải những cơn đau lưng.
Thường xuyên căng thẳng, mệt mỏi có thể khiến các cơ trong cơ thể không thể thư giãn, phục hồi, luôn căng cứng. Lâu dần sẽ gây đau lưng, đau nhức xương khớp.
Những thay đổi trong thời gian mang thai sẽ khiến mẹ bầu bị đau lưng, đau nhức khớp háng, vùng chậu, xương mu gây ảnh hưởng tới sức khỏe, quá trình vận động, sinh hoạt hàng ngày. Thế nhưng, những cơn đau này không gây ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi nên mẹ bầu không cần quá lo lắng.
Khi bị đau lưng khi mang thai, mẹ bầu có thể áp dụng các biện pháp tập luyện, thay đổi thói quen sinh hoạt để giảm đau hiệu quả.
Tập đi đứng đúng tư thế sẽ giúp giảm đau lưng hiệu quả. Do đó mẹ bầu nên chú ý:
– Khi ngồi: nên sử dụng đệm lót tựa lưng, gác chân lên cao.
– Khi đứng cần đứng thẳng, vươn người lên cao, kéo thẳng 2 vai về phía sau
– Khi nằm cần nằm nghiêng sang trái và sử dụng gối ôm bà bầu để cơ thể thoải mái. Lưu ý không sử dụng đệm cứng quá hoặc mềm quá.
Mẹ bầu có thể áp dụng các bài tập thể dục nhẹ nhàng, phù hợp với sức khỏe như đi bộ, yoga, bơi lội nhằm giúp cơ thể khỏe mạnh, xương khớp chắc khỏe, dẻo dai, đồng thời ngăn ngừa đau lưng hiệu quả.
Bổ sung đầy đủ thực phẩm qua chế độ ăn hàng ngày, tăng cường canxi, vitamin tốt cho sức khỏe và xương khớp; nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày, tránh ăn nhiều một lúc khiến dạ dày khó tiêu hóa, cơ thể nặng nề.
Bên cạnh đó, mẹ bầu cần theo dõi thai kỳ đều đặn để nắm được sự phát triển của thai nhi.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh