Bệnh thận do đái tháo đường là bệnh thận mạn tính ảnh hưởng đến người mắc bệnh đái tháo đường. Bệnh xảy ra khi lượng đường huyết cao gây tổn thương chức năng thận. Thận giúp điều chỉnh lượng dịch và muối trong cơ thể, điều rất quan trọng để kiểm soát huyết áp và bảo vệ sức khỏe tim mạch.
Khi mắc bệnh đái tháo đường, dù là tuýp 1 hay tuýp 2, cơ thể không thể sử dụng hoặc sản xuất insulin như bình thường. Đái tháo đường thai kỳ xảy ra trong thai kỳ và làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường tuýp 2 về sau.
Đái tháo đường khiến lượng đường huyết tăng cao. Theo thời gian, lượng đường cao có thể gây tổn thương cho các vùng khác nhau của cơ thể, bao gồm cả hệ tim mạch và thận.
Bệnh thận do đái tháo đường là nguyên nhân chính của bệnh thận mạn và bệnh thận mạn giai đoạn cuối (ESRD). Khi mắc ESRD, thận không còn làm việc đủ tốt để đáp ứng nhu cầu của cuộc sống hàng ngày. ESRD có thể dẫn đến suy thận và đe dọa tính mạng.
Bệnh thận có thể ảnh hưởng đến những người mắc đái tháo đường bất kỳ tuýp nào vì thận bị tổn thương do lượng đường huyết cao.
Đường huyết cao ảnh hưởng đến các động mạch trong cơ thể, và thận lọc máu từ các động mạch đó.
Việc chẩn đoán bất thường có thể thực hiện qua một số xét nghiệm như:
ESRD (end stage renal disease) là giai đoạn cuối của bệnh thận. Khoảng 40-50% các trường hợp ESRD liên quan đến bệnh đái tháo đường.
Kiểm soát lượng đường huyết có thể giảm thiểu nguy cơ. Cho dù bạn thuộc tuýp 1 hay 2, bạn đều có thể giảm nguy cơ mắc bệnh thận do đái tháo đường bằng cách:
Tổn thương thận gây ảnh hưởng đến những cơ quan sống còn khác trong cơ thể và khiến chúng không làm việc hiệu quả. Khi đó:
Bệnh thận do đái tháo đường diễn tiến chậm. Theo một nghiên cứu, một phần ba số người có nồng độ albumin trong nước tiểu cao sau 15 năm kể từ khi được chẩn đoán mắc bệnh đái tháo đường. Tuy nhiên, chưa tới một nửa trong số những người này sẽ mắc bệnh thận.
Các thống kê cho thấy rằng bệnh thận không phổ biến ở những người đã mắc bệnh đái tháo đường dưới 10 năm. Ngoài ra, nếu bạn không có dấu hiệu lâm sàng của bệnh thận 20-25 năm sau khi bị đái tháo đường thì khả năng mắc bệnh sau đó là rất thấp.
Bệnh thận do đái tháo đường ít xảy ra hơn nếu một người bị đái tháo đường kiểm soát nồng độ glucose trong máu một cách hiệu quả.
Mức đường huyết cao làm tăng nguy cơ cao huyết áp do các mạch máu bị tổn thương. Tăng huyết áp có thể góp phần gây ra bệnh thận.
Hút thuốc: Tổn thương thận có thể do mối liên hệ giữa hút thuốc và mức độ viêm nhiễm. Mặc dù mối liên quan giữa hút thuốc và bệnh đái tháo đường vẫn chưa rõ ràng, nhưng có vẻ như tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường, cũng như tăng huyết áp và bệnh thận ở những người hút thuốc ngày càng cao.
Tuổi tác: bệnh thận, đặc biệt là độ lọc cầu thận thấp thường gặp ở những người trên 65 tuổi.
Giới tính: Nam giới thường mắc bệnh nhiều hơn nữ giới.
Tình trạng sức khỏe: Mắc bệnh béo phì, viêm nhiễm mạn tính, tăng huyết áp, đề kháng insulin, và tăng lipid máu đều có thể góp phần gây ra bệnh thận.
Các yếu tố nguy cơ này có thể là yếu tố nguy cơ gây bệnh hoặc các biến chứng của bệnh đái tháo đường.
Bệnh thận do đái tháo đường không giống với bệnh thần kinh do đái tháo đường, là chỉ ảnh hưởng đến hệ thần kinh.
Trong giai đoạn đầu của bệnh thận do đái tháo đường, bạn có thể không nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào. Tuy nhiên, những thay đổi về huyết áp và cân bằng dịch trong cơ thể có thể đã hiện diện. Theo thời gian, các chất thải tích tụ trong máu, biểu hiện ra các triệu chứng.
Bác sĩ có thể chia nhỏ các giai đoạn của bệnh thận, phụ thuộc vào độ lọc cầu thận (GFR), đặc trưng cho phần trăm chức năng thận hiệu quả.
Giai đoạn 1: Có tổn thương thận nhưng chức năng thận bình thường và GFR từ 90% trở lên.
Giai đoạn 2: Thận bị tổn thương và mất một số chức năng và GFR từ 60-89%.
Giai đoạn 3: Mất chức năng từ nhẹ đến nặng và GFR từ 30-59%.
Giai đoạn 4: Mất chức năng nghiêm trọng và GFR từ 15-29%.
Giai đoạn 5: Suy thận và GRF dưới 15%.
Trong những giai đoạn đầu, bạn có thể không nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào. Ở giai đoạn 4 hoặc 5, bạn có thể thấy không khỏe và có những triệu chứng sau:
Các biến chứng của bệnh thận giai đoạn cuối bao gồm bệnh tim mạch.
Tuân theo kế hoạch điều trị bệnh đái tháo đường và khám sức khỏe định kỳ giúp người mắc đái tháo đường kiểm soát mức đường huyết, giảm nguy cơ gặp các vấn đề về thận.
Tầm soát bao gồm xét nghiệm nước tiểu để kiểm tra protein trong nước tiểu. Tuy nhiên, có protein trong nước tiểu không nhất thiết là dấu hiệu của bệnh thận, vì cũng có thể là do nhiễm trùng đường tiết niệu.
Điều trị sớm có thể làm chậm hoặc ngăn chặn sự khởi phát của bệnh thận do đái tháo đường.
Mục đích chính của điều trị là duy trì và kiểm soát đường huyết và huyết áp.
Thuốc ức chế men chuyển angiotensin (ACE) hay thuốc ức chế thụ thể angiotensin (ARBs) có thể giúp hạ huyết áp, bảo vệ chức năng thận và ngăn ngừa tổn thương thêm.
Bác sĩ cũng có thể cho thêm vitamin D, vì những người mắc bệnh thận thương có nồng độ vitamin D thấp, hay Statin để giảm nồng độ cholesterol.
Vào năm 2018, Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ đã ban hành hướng dẫn khuyến nghị sử dụng chất ức chế đồng vận natri-glucose 2 (SGLT2) hoặc chất đồng vận thụ thể glucagon dạng peptide (GLP-1RAs) cho người mắc đái tháo đường tuýp 2 và bệnh thận mạn. Những thuốc này làm giảm nguy cơ bệnh thận mạn tiến triển, các vấn đề tim mạch, hoặc cả hai.
Nếu bạn mắc bệnh thận, bác sĩ sẽ tư vấn chế độ dinh dưỡng như sau:
Nước: Dù cần thiết nhưng uống quá nhiều nước có thể làm tăng nguy cơ sưng phù và tăng huyết áp.
Natri: có thể gây tăng huyết áp vì nó là một thành phần của muối.
Protein: Đối với người bị bệnh thận, protein có thể có thể khiến chất thải tích tụ trong máu, gây thêm áp lực cho thận.
Phốt pho: có chứa nhiều trong protein và sản phẩm từ sữa. Quá nhiều phốt pho có thể gây loãng xương và gây áp lực lên thận.
Kali: Người bị bệnh thận có thể có nồng độ kali cao hơn mức có lợi cho sức khỏe, gây ảnh hưởng đến các tế bào thần kinh.
Điều này rất quan trọng giúp giảm nguy cơ biến chứng của bệnh đái tháo đường, chẳng hạn như bệnh thận, bệnh tim mạch, bệnh thần kinh do đái tháo đường, ảnh hưởng đến hệ thần kinh.
Những bệnh lý nào cũng có thể dẫn đến các biến chứng khác. Kiểm soát lượng đường huyết có thể giúp ngăn ngừa tiến triển các bệnh khác.
Nếu bệnh thận do đái tháo đường diễn tiến thành bệnh thận mạn giai đoạn cuối, bạn sẽ cần chạy thận hoặc ghép thận. Bạn sẽ phải chạy thận đến suốt đời hoặc tới khi được ghép thận.
Chạy thận
Chạy thận là một thủ thuật dùng một máy tách và loại bỏ các chất thải ra khỏi máu. Chạy thận thay thế hoạt động của một quả thận khỏe mạnh.
Có nhiều loại chạy thận khác nhau:
Thẩm phân máu: Máu được đưa khỏi cơ thể qua một kim tiêm trên tay và chạy qua một ống dẫn đến máy chạy thận. Máy sẽ lọc máu ngoài cơ thể, và máu được đưa trở lại qua một ống và kim khác.
Bạn có thể cần lọc máu 3 đến 7 lần một tuần và mất 2-10 tiếng mỗi lần, tùy thuộc vào lựa chọn của bạn.
Bạn có thể chạy thận tại trung tâm chạy thận hoặc tại nhà. Nhiều lựa chọn linh hoạt cho phép bạn chạy thận mà vẫn sắp xếp được công việc cá nhân.
Thẩm phân phúc mạc: Phương pháp này dùng lớp niêm mạc của ổ bụng, hoặc phúc mạc để lọc máu bên trong cơ thể.
Trong thẩm phân phúc mạc liên tục ngoại trú (CAPD), dịch thẩm phân đi vào phúc mạc thông qua ống thông. Dịch lưu lại bên trong trong vài tiếng, lọc chất thải trước khi được dẫn lưu ra ngoài. Quá trình dẫn lưu mất 30-40 phút.
Trong thẩm phân phúc mạc liên tục theo chu kỳ có trợ giúp (CCPD), hay thẩm phân phúc mạc tự động, bạn có thể mất 8-10 tiếng qua đêm liên kết với máy chạy thận trong khi ngủ. Máy sẽ kiểm soát việc dẫn lưu dịch.
Bạn có thể thực hiện thẩm phân phúc mạc tại nhà, tại nơi làm việc, hay khi đi du lịch. Điều này tạo sự linh hoạt và cho phép bạn tự kiểm soát tình trạng của mình. Ví dụ, bạn sẽ cần học cách sử dụng các thiết bị cần thiết và đảm bảo có đủ các vật dụng cần có khi đi du lịch.
Ghép thận
Bác sĩ có thể chỉ định ghép thận nếu bệnh thận do đái tháo đường đến giai đoạn cuối và nếu có người hiến tạng phù hợp. Việc tìm được người hiến tạng có thể mất nhiều thời gian.
Bạn có thể sống với chỉ một bên thận, vì vậy người hiến thận thường là người thân.
Tuy nhiên, người được ghép thận có thể đào thải tạng mới. Việc ghép tạng từ người trong gia đình thường là cơ hội tốt nhất để cơ thể chấp nhận tạng mới.
Người được ghép thận sẽ phải dùng thuốc để giảm nguy cơ đào thải tạng mới. Điều này có thể có một số tác dụng phụ, như tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Cách tốt nhất để người mắc đái tháo đường giảm nguy cơ mắc bệnh thận do đái tháo đường là kiểm soát lượng đường huyết và huyết áp.
Những thay đổi về lối sống có thể hữu ích như:
Tìm hiểu càng nhiều càng tốt về bệnh đái tháo đường và các biến chứng của nó, bao gồm cả bệnh thận, có thể giúp bạn cảm thấy tự tin hơn và kiểm soát tốt hơn tình trạng của mình và cách phòng ngừa bệnh.
Tiên lượng của người bị bệnh thận do đái tháo đường phụ thuộc vào việc họ kiểm soát đường huyết và huyết áp tốt như thế nào cũng như giai đoạn mà họ được chẩn đoán. Bắt đầu điều trị càng sớm, tiên lượng càng tốt.
Điều trị có thể làm chậm hoặc ngăn chặn diễn tiến của bệnh thận do đái tháo đường. Những người mắc bệnh đái tháo đường nên được tầm soát theo chỉ định của bác sĩ và thực hiện điều trị sớm để ngăn bệnh thận tiến triển.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh