✴️ Thiếu máu não: Dấu hiệu giúp nhận biết từ sớm

Nội dung

Bệnh thiếu máu não dấu hiệu nhận biết ra sao là điều được rất nhiều người quan tâm. Bởi chủ quan với thiếu máu não có thể gây ra nhiều biến chứng vô cùng nguy hiểm. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, thiếu máu não có thể gây ra những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, trong đó, nguy hiểm nhất là đột quỵ. Cùng theo dõi bài viết sau đây để tìm hiểu các dấu hiệu thiếu máu não giúp nhận diện bệnh hiệu quả.

 

1. Thiếu máu não là gì?

Thiếu máu não là tình trạng giảm lưu lượng máu đến não, làm giảm khả năng cung cấp oxy và dưỡng chất để nuôi dưỡng não bộ. Từ đó, các tế bào thần kinh bị thiếu hụt năng lượng và thoái hóa, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng của hệ thần kinh trung ương.

Trước đây, đối tượng có tỉ lệ bị thiếu máu não cao thường là người trung niên và cao tuổi. Thế nhưng, thời gian gần đây hội chứng này đang có dấu hiệu trẻ hóa và có thể bắt gặp cả ở những người trẻ tuổi, nhất là ở giới văn phòng hay những người thường xuyên lao động trí óc.

Thiếu máu não là gì

Thiếu máu não dấu hiệu có thể chỉ thoảng qua rồi biến mất (thường gặp trong trường hợp thiếu máu não thoáng qua) nhưng nếu không có biện pháp chăm sóc hoặc xử trí có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm

 

2. Thiếu máu não dấu hiệu nhận biết điển hình là gì?

Các triệu chứng thiếu máu não rất đa dạng và biểu hiện khác nhau tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của từng bệnh nhân. Trong đó có thể kể tới một số dấu hiệu phổ biến nhận biết được từ sớm bao gồm:

2.1 Đau đầu

Đau đầu đôi khi chỉ là một biểu hiện về mặt tâm lý, thường xảy ra khi bạn bị căng thẳng hoặc stress. Tuy nhiên, đây cũng là một trong những dấu hiệu cảnh báo của chứng thiếu máu não. Hiện tượng đau đầu có thể xuất phát từ một bên đầu cố định, sau lan dần ra khắp đầu. Cảm giác nặng đầu cũng có thể bắt gặp khi suy nghĩ nhiều, khi di chuyển hoặc khi mới ngủ dậy.

2.2 Người bị thiếu máu não dấu hiệu điển hình là hoa mắt, chóng mặt

Trường hợp xuất hiện hoa mắt, chóng mặt khi bạn đang bị ốm sốt hoặc mệt mỏi thì sẽ không phải là vấn đề gì quá to lớn hay nghiêm trọng. Nhưng nếu tình trạng này xuất hiện trong khi cơ thể hoàn toàn bình thường thì đây có thể là do bệnh thiếu máu não gây ra. Ngoài ra, nhiều người bệnh cũng thường gặp phải tình trạng ù tai khi đang bị hoa mắt, chóng mặt.

2.3 Tê bì chân tay

Bệnh nhân bị thiếu máu não thường có một số biểu hiện về mặt thần kinh như dưới da có cảm giác kiến bò râm ran, tê bì ở các đầu ngón tay, chân. Ngoài ra, các cử động thường ngày cũng sẽ bị ảnh hưởng do cảm giác đau mỏi vai gáy gây ra.

2.4 Thiếu máu não dấu hiệu cảnh báo sớm là suy giảm thị lực

Thiếu máu não cũng sẽ gây ra những ảnh hưởng lên thị lực của người bệnh. Cụ thể, người bệnh có thể bị mờ một bên mắt hoặc cả hai bên, hoa mắt, suy giảm dần thị lực…

2.5 Khó ngủ, mất ngủ

Tình trạng thiếu máu não có thể nhận biết với các triệu chứng như khó ngủ, ngủ không sâu giấc, giấc ngủ chập chờn, mất ngủ… Không những vậy, việc thiếu máu não và mất ngủ kéo dài sẽ dẫn đến rối loạn tâm lý, mất khả năng tập trung hoặc suy giảm trí nhớ, nghiêm trọng nhất là trầm cảm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Thiếu máu não dấu hiệu điển hình như nào

Thiếu máu não dấu hiệu điển hình là hoa mắt, chóng mặt nhất là khi người bệnh thay đổi tư thế đột ngột

 

3. Thiếu máu não nguyên nhân do đâu?

Thiếu máu não có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó bao gồm 2 phần chính được phân loại như sau:

3.1 Các bệnh lý tiềm ẩn trong cơ thể

– Xơ vữa động mạch: Theo thống kê, có tới 80% các trường hợp thiếu máu não là do xơ vữa động mạch gây ra. Các mảng xơ vữa gây hẹp lòng mạch và chèn ép vào mạch máu nuôi não, làm giảm lưu lượng máu và oxy lên não. Các gốc tự do chính là thủ phạm gây ra tình trạng xơ vữa động mạch.

– Chấn thương cột sống, thoái hóa đốt sống cổ: Khi các đốt sống cổ bị tổn thương, chóng có thể chèn ép lên các mạch máu, làm ngưng trệ quá trình cung cấp máu lên não và gây thiếu máu não.

– Các bệnh về tim mạch: Bệnh tim xảy ra khiến cho chức năng cung cấp máu từ tim lên não bị suy giảm gây thiếu máu não. Không chỉ vậy, máu khi bị ứ đọng ở tim lâu dài có thể gây suy tim.

– Tăng huyết áp: Làm tăng áp lực lên thành mạch, khiến thành mạch bị giãn ra và gây tổn thương. Các tổn thương này xuất hiện nhiều ở các mạch máu não và có thể gây phình mạch, dẫn đến nguy cơ chảy máu não hoặc tạo điều kiện hình thành các mảng xơ vữa làm cản trở lưu thông máu đến não.

3.2 Các yếu tố bắt nguồn từ lối sống

– Stress, căng thẳng thần kinh: Tình trạng căng thẳng làm cơ thể sản sinh ra các gốc tự do. Các gốc tự do sẽ tập hợp với nhau và gây tổn thương lòng mạch, hình thành nên các mảng xơ vữa và tạo huyết khối, từ đó làm giảm khả năng tuần hoàn máu lên não, gây ra thiếu máu não…

– Hút thuốc lá, lạm dụng rượu bia: Làm tăng nguy cơ hình thành các cục máu đông trong lòng mạch, dễ dẫn đến thiếu máu não cục bộ.

– Chế độ dinh dưỡng không khoa học: Ăn nhiều đồ dầu mỡ, thiếu chất xơ dễ hình thành các mảng xơ vữa, gây hẹp lòng mạch và ảnh hưởng quá trình lưu thông máu.

– Lối sống lười vận động: Làm giảm khả năng tuần hoàn máu, khiến quá trình lưu thông máu chậm chạp hơn.

 

4. Những lưu ý giúp phòng ngừa thiếu máu não

Theo các chuyên gia vẫn chưa có loại thuốc nào có thể điều trị dứt điểm tình trạng thiếu máu não. Các loại thuốc đang được sử dụng hiện nay chủ yếu giúp tăng lượng máu lên não và cải thiện các triệu chứng do thiếu máu não gây ra. Chính vì vậy, để phòng ngừa và cải thiện thiếu máu não hiệu quả, người bệnh cần ghi nhớ những điều sau đây:

4.1 Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ dưỡng chất

Đây là yếu tố quan trọng trong phòng ngừa và điều trị thiếu máu não. Theo đó bạn nên chú ý bổ sung đủ sắt để tăng cường quá trình tạo máu. Bổ sung các loại thực phẩm giàu chất béo Omega-3 giúp cải thiện sức khỏe hệ mạch vành. Song song với đó cần hạn chế mỡ động vật, thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn hoặc các phụ gia thực phẩm, các chất kích thích…

4.2 Vận động thường xuyên

Tập luyện ít nhất 30 phút mỗi ngày có tác dụng giúp quá trình lưu thông máu đến não tốt hơn. Người bệnh nên lựa chọn các bài tập phù hợp với sức khỏe của bản thân như đi bộ, tập yoga, khiêu vũ, đạp xe…

4.3  Thay đổi lối sống tích cực

Người bệnh nên sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, suy nghĩ lạc quan và tránh căng thẳng, stress, lo âu quá độ, ngủ sớm và ngủ đủ giấc.

4.4 Khám sức khỏe định kỳ

Thăm khám sức khỏe định kỳ là vô cùng quan trọng giúp phát hiện các bệnh lý tiềm ẩn hoặc những dấu hiệu ban đầu cảnh báo tình trạng thiếu máu não.

Phòng ngừa thiếu máu não

Thay đổi lối sống lành mạnh là phương pháp hiệu quả giúp người bệnh thiếu máu não cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả

 

Qua bài viết có thể thấy bệnh thiếu máu não dấu hiệu biểu hiện rất đa dạng. Để có thể phát hiện từ sớm các dấu hiệu này, bạn cần “lắng nghe” cơ thể nhiều hơn và không chủ quan trước những bất thường dù là nhỏ nhất. Những thông tin trên đây chỉ mang tính tham khảo. Để xác định mình có bị thiếu máu não hay không, bạn cần đi khám tại các chuyên khoa thần kinh uy tín.  Từ đó, các bác sĩ sẽ đưa ra những chẩn đoán chuyên môn và những chỉ dẫn về chế độ dinh dưỡng, tập luyện phù hợp, giúp bạn kiểm soát bệnh hiệu quả.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top