✴️ Apxe hậu môn uống thuốc gì?

Nội dung

1. Apxe hậu môn là gì?

Apxe hậu môn là tình trạng các mô mềm quanh ống hậu môn bị viêm nhiễm lâu ngày tạo mủ và hình thành các ổ apxe. Nếu không được can thiệp, xử lý kịp thời, các ổ áp xe sẽ tiếp tục lan rộng ra các bộ phận, cơ quan xung quanh khiến người bệnh đau đớn và gây bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày.

Apxe hậu môn là tình trạng các mô mềm quanh ống hậu môn bị viêm nhiễm lâu ngày tạo mủ và hình thành các ổ apxe

Apxe hậu môn là tình trạng các mô mềm quanh ống hậu môn bị viêm nhiễm lâu ngày tạo mủ và hình thành các ổ apxe

Apxe hậu môn được chia thành 4 loại, gồm:

  • Áp xe niêm mạc
  • Áp xe chậu hông trực tràng
  • Áp xe hố ngồi trực tràng
  • Áp xe giữa các lớp cơ và áp xe dưới da

 

2. Nguyên nhân gây áp xe hậu môn là gì?

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh áp xe hậu môn, trong đó phải kể đến một số nguyên nhân gây bệnh chính như:

  • Do tình trạng viêm nhiễm ở vùng hậu môn như: bệnh trĩ, bệnh viêm loét đại tràng, bệnh rò hậu môn, …
  • Do sau khi thực hiện các phẫu thuật ngoại khoa tại hậu môn trực tràng, tiểu phẫu niệu đạo, vùng xương cụt, sinh mổ,… người bệnh không vệ sinh vết mổ an toàn dẫn đến tình trạng viêm nhiễm, lâu dần phát triển thành áp xe hậu môn.
  • Do một số loại thuốc điều trị các bệnh lý vùng hậu môn trực tràng gây nhiều tác dụng phụ, dễ gây ra hoại tử và dẫn đến áp xe.
  • Do hệ miễn dịch bị suy yếu.

 

3. Điều trị áp xe hậu môn như thế nào?

Nếu không điều trị kịp thời, áp xe hậu môn có thể gây ra hàng loạt mối nguy hại cho sức khỏe người bệnh như: bệnh rò hậu môn, viêm nang lông quanh hậu môn, gây viêm loét nhiễm trùng máu, xương cụt do kích thích mao mạch, viêm mao nang,…

Phương pháp điều trị áp xe hậu môn chủ yếu phụ thuộc vào vị trí khối áp xe và tình trạng viêm nhiễm. Nếu viêm nhiễm nhẹ, người bệnh được chỉ định điều trị nội khoa dùng thuốc, trường hợp ổ áp xe ở mức độ nặng, điều trị ngoại khoa phẫu thuật, cắt bỏ khối áp xe sẽ được thực hiện.

Đa số trường hợp bệnh nhân thường được chỉ định điều trị nội khoa kết hợp với điều trị ngoại khoa để việc điều trị đạt kết quả cao nhất.

Nếu tình trạng áp xe hậu môn nhẹ, người bệnh được chỉ định điều trị nội khoa dùng thuốc

Nếu tình trạng áp xe hậu môn nhẹ, người bệnh được chỉ định điều trị nội khoa dùng thuốc

 

4. Apxe hậu môn uống thuốc gì?

Các loại thuốc chữa áp xe hậu môn gồm có:

– Thuốc kháng sinh tác dụng tiêu viêm, hạn chế nhiễm trùng

– Thuốc giảm đau

– Thuốc làm mềm phân dùng trong trường hợp bệnh nhân bị táo bón.

Chúng có thể là thuốc uống, thuốc bôi, hoặc thuốc ngâm

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top