Áp xe ruột thừa là trường hợp viêm ruột thừa cấp tính vỡ mủ, sau đó được các cơ quan lân cận bao bọc lại hình thành ổ áp xe. Áp xe ruột thừa thường được chỉ định chọc hút hay dẫn lưu, tuy nhiên ở trường hợp cần giải quyết cùng lúc ổ áp xe và cắt ruột thừa viêm thì có thể điều trị bằng phẫu thuật nội soi.
CHỈ ĐỊNH
Áp xe trong ổ phúc mạc do ruột thừa viêm vỡ mủ.
Tiền sử phẫu thuật mở ở vùng bụng (tương đối).
Người bệnh có các bệnh lý mãn tính chống chỉ định của phẫu thuật nội soi.
Người thực hiện quy trình phẫu thuật:
Là phẫu thuật viên ngoại khoa có chứng chỉ phẫu thuật nội soi ổ bụng.
Bác sĩ gây mê có khả năng gây mê nội khí quản.
Phương tiện:
Phòng mổ có đầy đủ điều kiện tiến hành phẫu thuật nội soi.
Thiết bị nội soi ổ bụng: màn hình monitor, hệ thống camera, nguồn sáng, hệ thống bơm khí CO2, hệ thống máy hút.
Dụng cụ phẫu thuật nội ổ bụng: bộ trocar, dụng cụ phẫu thuật nội soi, hệ thống dao điện lưỡng cực, đơn cực.
Bộ dụng cụ phẫu thuật mở (khi chuyển đổi phương pháp phẫu thuật).
Người bệnh:
Xét nghiệm tiền phẫu cơ bản, chụp X quang phổi.
Điện tâm đồ đối với người bệnh từ 40 tuổi trở lên.
Giải thích với người bệnh và gia đình về: tình trạng bệnh, tình tràn toàn thân, phương pháp phẫu thuật, các tai biến, biến chứng có thể gặp do bệnh lý, phẫu thuật, gây mê và cơ địa người bệnh. Giải đáp những thắc mắc của người bệnh và gia đình về bệnh lý, phẫu thuật trong phạm vi cho phép.
Nhịn ăn uống ít nhất 6 giờ trước phẫu thuật
Vệ sinh vùng phẫu thuật
Dùng kháng sinh dự phòng
Đặt sonde tiểu trước phẫu thuật
Hồ sơ bệnh án:
Hoàn thành các thủ tục hành chính theo quy định: bệnh án chi tiết, biên bản hội chẩn, biên bản khám trước khi gây mê, giấy cam đoan đồng ý phẫu thuật.
Kiểm tra hồ sơ: biên bản hội chẩn, cam kết phẫu thuật, biên bản duyệt mổ, biên bản khám tiền phẫu và tiền mê.
Kiểm tra người bệnh: đúng người bệnh
Thực hiện kỹ thuật:
Phương pháp vô cảm: Gây mê nội khí quản Kỹ thuật:
Tư thế người bệnh: nằm ngửa, tay trái để dọc theo thân người.
Vị trí người thực hiện phẫu thuật: Phẫu thuật viên chính đứng ở bên phải người bệnh, người phụ cầm camera đứng bên phải của phẫu thuật viên chính, dụng cụ viên đứng ngang gối bệnh trái người bệnh. Màn hình để bên trái và ngang vai người bệnh, bàn dụng cụ để ngang gối người bệnh.
Truyền dịch, điều trị thuốc kháng sinh và giảm đau ở thời gian hậu phẫu.
Hướng dẫn người bệnh vận động sớm sau khi hồi tỉnh.
Cho người bệnh ăn sớm nếu có biểu hiện nhu động ruột phục hồi, triệu chứng đau và tình trạng nhiễm trùng giảm.
Rút dẫn lưu khi không còn ra dịch, tình trạng bụng và nhiễm trùng ổn định.
Viêm phúc mạc toàn thể sau phẫu thuật do quá trình phẫu tích gây thương tổn các tạng bao bọc ổ áp xe hoặc manh tràng: mổ lại làm sạch ổ bụng và xử trí thương tổn.
Chảy máu trong ổ phúc mạc do quá trình phẫu tích gây thương tổn: xử trí tùy mức độ chảy máu: nhẹ có thể điều trị nội, nặng mổ lại để cầm máu. - Tắc ruột sau phẫu thuật: điều trị nội hoặc mổ lại để gỡ dính tùy thuộc triệu chứng lâm sàng.
Áp xe tồn dư: điều trị kháng sinh, chọc hút ổ áp xe.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh