Bệnh đau đại tràng chủ yếu là do các vết viêm, loét tại đại tràng gây ra. Có nhiều nguyên nhân đau đại tràng nhưng phần lớn là do chế độ ăn uống không khoa học, thực phẩm và đồ uống không đảm bảo vệ sinh khiến lây nhiễm các loại virus, vi khuẩn gây viêm loét đại tràng. Ngoài ra thói quen sử dụng thuốc, căng thẳng (stress) cũng là một trong những tác nhân gây đau đại tràng mà ít người nghĩ tới.
Khi bị ngộ độc thức ăn hay dị ứng thức ăn gây đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn và nôn. Điều này khiến rối loạn và mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Các loại thức ăn bị dị ứng khi đưa vào cơ thể sẽ khiến người bệnh nhẹ thì nổi mày đay từng vùng hoặc khắp người, nặng hơn khiến phù nền mặt, khó thở, nôn, đau quặn bụng, cảm giác nóng rát vùng thượng vị, tiêu chảy.
Điều này khiến hệ tiêu hóa bị rối loạn, đại tràng và dạ dày phản ứng mạnh với các chất gây dị ứng gây đau bụng (đau đại tràng). Dạ dày và đại tràng cũng sẽ tống nhanh các loại thức ăn gây dị ứng ra khỏi cơ thể, do dó nhiều người có dấu hiệu nôn không ngừng khi bị ngộ độc thức ăn hay ăn phải các đồ ăn bị dị ứng.
Thực phẩm bạn ăn hàng ngày nếu không được chế biến an toàn và đảm bảo vệ sinh sẽ dễ bị nhiễm các loại vi sinh vật gây bệnh như ký sinh trùng (hay gặp nhất là lỵ amip, giun đũa, gun tóc, giun kim), vi khuẩn (điển hình là vi khuẩn HP, lỵ trực khuẩn, vi khuẩn thương hàn, vi khuẩn tả, vi khuẩn E.coli, vi khuẩn lao), siêu vi (thường gặp nhất là Rotavirrus), nấm (Candida).
Các loại vi sinh vật gây bệnh này tồn tại trong thức ăn ô nhiễm, theo đường ăn uống hàng ngày mà lây nhiễm xuống cơ quan tiêu hóa, chúng lấn át các lợi khuẩn đường ruột, gây rối loạn tiêu hóa, đồng thời tấn công bề mặt niêm mạc dạ dày, đại tràng gây viêm và hình thành các vết loét được gọi là viêm loét đại tràng gây đau đại tràng.
Thói quen sử dụng thuốc lâu dài, sử dụng những loại thuốc, thực phẩn chức năng trong một thời gian dài cũng có thể gây hại cho dạ dày và đại tràng. Khi sử dụng thuốc ở một thời gian dài không chỉ khiến các cơ quan đặc biệt là gan, thận phải làm việc liên tục để đào thải các độc tố ra khỏi cơ thể. Mà khi sử dụng thuốc, có thể khiến vi khuẩn HP trong dạ dày, đại tràng nếu có phản ứng mạnh để “dành sự sống” nên dễ gây viêm loét đại tràng và gây đau đại tràng.
Mệt mỏi, căng thẳng thường xuyên dễ khiến chán ăn, dạ dày thường co bóp nhiều hơn và tiết nhiều dịch vị acid dễ gây viêm loét, đại tràng cũng phải làm việc nhiều hơn do đó dễ gây viêm và đau. Hơn nữa mệt mỏi cằng thẳng cũng khiến rối loạn tiêu hóa, táo bón lâu ngày, khó tiêu, khiến đại tràng phải làm việc “quá sức” dễ gây viêm và đau.
Đau bụng quặn từng cơn, buồn đại tiện liên tục, nhưng mỗi lần đi tiêu chỉ có một ít phân, có máu và chất nhầy kèm theo phân. Ngoài ra người bệnh có thể sốt, tiêu chảy, người mệt mỏi, gầy sút nhanh.
Người bệnh thấy đau bụng từng lúc, buồn đại tiện, đi tiêu xong thì mới hết đau, phân có thể táo hoặc lỏng xem kẽ, bụng thường có cảm giác đầy hơi.
Từ kết quả nội soi đại tràng, bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra phương pháp điều trị tốt nhất giúp các vết viêm loét ở đại tràng mau lành và ngăn các các biến chứng nguy hiểm khác có thể xảy ra.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh