✴️ Mổ ruột thừa và những điều cần biết trước – sau mổ

Nội dung

Mổ ruột thừa và những điều cần biết trước, sau mổ cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Khi ruột thừa bị tắc nghẽn do nguyên nhân nào đó như sỏi thận, dị vật,… nó rất dễ viêm, sưng, nhiễm trùng. Lúc này cần phẫu thuật cắt bỏ càng sớm càng tốt tránh gây nguy hại đến tính mạng người bệnh.

mổ ruột thừa và những điều cần biết về ruột thừa

Ruột thừa là một bộ phận ở bên phải của bụng, nhỏ như ngón tay cái, một đầu được bịt kín còn đầu kia thông với manh tràng

1. Mổ ruột thừa và những điều cần biết trước khi mổ

Đối với trường hợp bệnh nhân đang được theo dõi viêm ruột thừa , trước khi mổ ruột thừa tuyệt đối không được tự ý tiêm thuốc giảm đau, cần theo dõi xem bệnh nhân có bị đau hơn không, sốt giảm đi hay tăng lên, theo dõi lượng bạch cầu trong máu,…Việc làm này giúp bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh của bệnh nhân.

Với trường hợp đã được chẩn đoán là viêm ruột thừa cấp nên cho người bệnh mổ cấp cứu càng sớm càng tốt.

 

2. Sau mổ nên chăm sóc bệnh nhân như thế nào?

mổ ruột thừa và những điều cần biết trước khi mổ

Đối với trường hợp bệnh nhân đang được theo dõi viêm ruột thừa , trước khi mổ ruột thừa tuyệt đối không được tự ý tiêm thuốc giảm đau

Đối với người bệnh mổ viêm ruột thừa cấp nhưng chưa có biến chứng thì nên để bệnh nhân ở tư thế nằm. Hầu hết bệnh nhân mổ ruột thừa đều được gây tê tủy sống.Việc cho bệnh nhân nằm đúng tư để tránh các biến chứng của gây tê tủy sống vẫn còn. Đồng thời theo dõi các dấu hiệu của bệnh nhân 1 giờ 1 lần và theo dõi như vậy liên tục trong vòng từ 6-12h.

Trường hợp vết mổ tiến triển tốt thì không cần thay băng hay 2 ngày thay băng một lần và cắt chỉ sau một tuần. Dưới đây là một số lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân sau khi mổ:

– Về mặt dinh dưỡng: nếu sau 6-8 giờ mà người bệnh không nôn thì có thể cho uống sữa. Trường hợp có nhu động ruột có thể cho bệnh nhân ăn cháo, súp trong vòng 2 ngày rồi tiếp đó cho ăn uống bình thường.

– Chăm sóc vận động: Sau ngày đầu tiên, nếu sức khỏe người bệnh ổn định cần để người bệnh được vận động sớm, thay đổi tư thế nằm khác nhau. Sang đến ngày thứ hai thì có thể cho ngồi dậy và dìu cho đi lại

– Biến chứng sau mổ: Nghiêm trọng, nếu có trường hợp mổ ruột thừa có biến chứng, thông thường do ruột thừa vỡ làm viêm phúc mạc. Lúc này nên để người bệnh ở tư thế nằm nghiêng về phía có ống dẫn lưu giúp dịch được thoát ra ngoài dễ dàng.

Về ống dẫn lưu ổ bụng cần phải được nối với túi hay chai vô khuẩn có chứa dung dịch sát khuẩn nhằm tránh nhiễm khuẩn ngược dòng. Lưu ý và tuyệt đối tránh để không bị gập hay tắc ống dẫn lưu.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top