Vì những biến chứng nguy hiểm nêu trên, người bệnh cần phải mổ viêm ruột thừa ngay trong vòng 24 giờ ngay sau khi được chẩn đoán. Mổ mở được thực hiện trong trường hợp ruột thừa đã bị vỡ.
Trước khi mổ viêm ruột thừa
Mổ viêm ruột thừa là phương pháp điều trị tiêu chuẩn của bệnh viêm ruột thừa – tình trạng ruột thừa bị sưng và nhiễm trùng
Bởi vì viêm ruột thừa là một tình trạng khẩn cấp nên không có nhiều thời gian để chuẩn bị trước khi tiến hành phẫu thuật. Người bệnh sẽ được gây mê trong phẫu thuật, vì vậy điều quan trọng là nên tránh ăn hoặc uống trước khi phẫu thuật . Đồng thời để giảm bớt biến chứng của phẫu thuật, bệnh nhân cũng cần thông báo cho bác sĩ biết nếu:
Bị dị ứng
Mắc bệnh về thần kinh, chẳng hạn động kinh
Bệnh tim
Bệnh phổi, bao gồm cả hen suyễn và bệnh khí thũng
Bệnh tiểu đường
Bệnh tuyến giáp
Ngoài ra cần cho bác sĩ biết về thói quen hút thuốc, uống rượu nếu có và hiện tại có đang sử dụng bất cứ loại thuốc, thảo dược hay chất bổ sung nào không.
Có hai phương pháp mổ viêm ruột thừa là: mổ mở và nội soi
Trong mổ mở, bác sĩ sẽ rạch một đường duy nhất (khoảng 5 – 10 cm) ở vùng phía dưới bên phải bụng để cắt ruột thừa ra ngoài và sau đó đóng vết mổ.
Mổ nội soi viêm ruột thừa là một thủ tục phức tạp hơn. Theo đó bác sĩ sẽ tạo 3 vết rạch nhỏ ở bụng. Qua một trong những vết rạch này, khí CO2 sẽ được bơm vào để hình ảnh ruột thừa rõ ràng hơn. Ở vết rạch thứ 2, bác sĩ có thể chèn ống nội soi (có gắn camera và nguồn sáng) hiển thị hình ảnh bên trong bụng qua một màn hình video. Sau đó sử dụng dụng cụ phẫu thuật để loại bỏ ruột thừa thông qua vết rạch thứ 3. Kết thúc phẫu thuật bác sĩ tiến hành đóng vết mổ.
Nếu khi mổ nội soi phát hiện thấy ruột thừa đã vỡ hoặc đẫ tiến triển thành viêm phúc mạc, người bệnh có thể sẽ được chuyển sang mổ mở.
Mổ nội soi viêm ruột thừa thường được đánh giá cao hơn nhờ ít đau, không để lại sẹo, thời gian phục hồi nhanh, không cần phải nằm viện lâu đồng thời các biến chứng sau phẫu thuật rất hiếm khi xảy ra. Dù vậy nhiều trường hợp bác sĩ vẫn phải chỉ định mổ mở:
Bụng sưng quá to, ảnh hưởng tới tầm nhìn của bác sĩ phẫu thuật
Đã tiến triển thành viêm phúc mạc
Người bệnh đã từng mổ ở bụng nhiều lần trước đây.
Mắc bệnh phổi nặng
Đang mang thai
Bị béo phì
Nếu ruột thừa đã vỡ, người bệnh sẽ được hút chất mủ do ruột thừa rò rỉ trước khi tiến hành cắt ruột thừa. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định điều trị viêm phúc mạc bằng thuốc kháng sinh khoảng 6 – 8 tuần trước khi loại bỏ ruột thừa.
Bệnh nhân có thể về nhà khoảng 1 – 2 ngày sau mổ viêm ruột thừa và hồi phục hoàn toàn sau một vài tuần.
Bệnh nhân có thể về nhà khoảng 1 – 2 ngày sau phẫu thuật và hồi phục hoàn toàn sau một vài tuần. Để giảm đau, bác sĩ có thể kê đơn thuốc giảm đau như morphine, oxycodone, hoặc hydromorphone.
Đừng nhấc vật nặng hoặc hoạt động gắng sức trong 3-5 ngày sau khi cắt ruột thừa nội soi và trong vòng 10 – 14 ngày sau khi mổ mở.
Dưới đây là một số lời khuyên hữu ích khác cho việc phục hồi của người bệnh mổ viêm ruột thừa:
Để giảm đau, có thể đặt ở bụng một chiếc gối mềm khi ho, cười, hắt hơi hoặc thực hiện bất cứ chuyển động bụng nào.
Cố gắng nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc vì cơ thể cần được nghỉ ngơi để tự chữa lành.
Rửa tay trước và sau khi chạm vào chỗ rạch.
Không nên mặc quần áo quá chật và vải quá thô ráp.
Thực hiện một số hoạt động yêu thích như nghe nhạc hoặc chơi trò chơi để làm giảm tập trung, giúp giảm đau.
Quay trở lại làm việc, học tập khi đã sẵn sàng tuy nhiên cần hỏi trước bác sĩ về vấn đề này.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh