✴️ Nguyên nhân và triệu chứng mắc bệnh trĩ

Bệnh trĩ là bệnh lý phổ biến, đặc biệt là đối với giới văn phòng. Bệnh đứng hàng đầu trong các bệnh lý vùng hậu môn. Trĩ không đe dọa tính mạng con người nhưng có thể ảnh hưởng tới cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh.

 

1. Nguyên nhân gây bệnh trĩ

Trĩ không đe dọa tính mạng con người nhưng có thể ảnh hưởng tới cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh.

Trĩ không đe dọa tính mạng con người nhưng có thể ảnh hưởng tới cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh

 

Nguyên nhân gây bệnh trĩ đến nay chưa được xác định rõ ràng. Dưới đây là những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ.

– Táo bón kinh niên: Những bệnh nhân này mỗi khi đại tiện thường phải rặn nhiều, lúc này áp lực trong lòng ống hậu môn tăng lên gấp 10 lần, lâu ngày làm xuất hiện các búi trĩ. Các búi trĩ dần dần to lên và khi to quá sẽ sa ra ngoài.

– Tăng áp lực ổ bụng: Những người bị viêm phế quản mạn tính, giãn phế quản, ho nhiều, những người làm lao động nặng nhọc… làm tăng áp lực trong ổ bụng, tạo điều kiện cho bệnh trĩ xuất hiện.

– Tư thế đứng: khi nghiên cứu áp lực tĩnh mạch trĩ, người ta nhận thấy rằng áp lực tĩnh mạch trĩ  là 25cm H2O ở tư thế nằm, tăng lên đến 75cm H2O ở tư thế đứng. Vì vậy đồng nghĩa với việc tỉ lệ mắc bệnh trĩ ở người phải đứng lâu, ngồi nhiều, ít đi lại như thư ký bàn giấy, nhân viên bán hàng, thợ may v.v…

Trĩ được chia làm 3 dạng: Trĩ nội, trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp

Trĩ được chia làm 3 dạng: Trĩ nội, trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp

 

– U bướu hậu môn trực tràng và vùng chung quanh: chẳng hạn như ung thư trực tràng, u bướu vùng tiểu khung, thai nhiều tháng… khi to có thể chèn ép và cản trở đường về  tĩnh mạch hồi lưu khiến cho các đám rối trĩ căng phồng lên tạo thành búi trĩ. Trong trường hợp này, trĩ được tạo nên do nguyên nhân cụ thể nên được gọi là trĩ triệu chứng, khi điều trị phải điều trị nguyên nhân gây bệnh trĩ chứ không điều trị như bệnh lý.

 

2. Triệu chứng của bệnh trĩ

Người mắc bệnh trĩ khi đến bệnh viện điều trị thường có những triệu chứng sau:

Chảy máu: đây là triệu chứng có sớm nhất và thường gặp nhất. Thời gian đầu chảy máu ít sau đóp nhiều hơn, thậm chí mỗi khi đi vệ sinh phải rặn nhiều do táo bón thì máu chảy thành giọt hay thành tia, có khi máu chảy rất nhiều bắt bệnh nhân phải vào cấp cứu. Đôi khi máu từ búi trĩ chảy ra đọng lại trong lòng trực tràng rồi sau đó mới đi cầu ra nhiều máu cục.

Sa búi trĩ: thường xảy ra muộn hơn sau một thời gian đi vệ sinh có chảy máu, lúc đầu sau mỗi lần đại tiện thấy có khối nhỏ lồi ra ở hậu môn, sau đó khối đó tự tụt vào được. Càng về sau búi trĩ đó càng to lên dần và không tự tụt vào sau khi đi cầu nữa mà phải dùng tay nhét vào. Cuối cùng khối sa đó thường xuyên nằm ngoài hậu môn.

Bạn nên đến cơ sở chuyên khoa để thăm khám ngay khi phát hiện mắc bệnh trĩ

Bạn nên đến cơ sở chuyên khoa để thăm khám ngay khi phát hiện mắc bệnh trĩ

 

Ngoài 2 triệu chứng trên, người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng khác như đau khi đi đi vệ sinh, ngứa quanh lỗ hậu môn. Trĩ thường không gây đau nhưng triệu chứng này thường xảy ra khi có biến chứng như tắc mạch, sa trĩ nghẹt hay do các bệnh khác ở vùng hậu môn như nứt hậu môn, áp xe cạnh hậu môn… Triệu chứng ngứa xảy ra do búi trĩ sa ra ngoài và tiết dịch gây viêm da quanh hậu môn làm cho bệnh nhân cảm thấy hậu môn lúc nào cũng có cảm giác ướt và ngứa.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top