1. Mổ nội soi lấy sỏi túi mật là gì?
Mổ nội soi lấy sỏi túi mật là phương pháp phẫu thuật nhằm cắt bỏ túi mật để loại bỏ sỏi và những biến chứng nguy hiểm mà người bệnh đang hoặc có thể gặp phải. Phương pháp này được thực hiện thông qua ra những vết rạch nhỏ ở trên ổ bụng.
Phẫu thuật mổ nội soi lấy sỏi túi mật được chỉ định trong những trường hợp nhất định
2. Những trường hợp được áp dụng mổ nội soi sỏi túi mật
Không phải tất cả các bệnh nhân có sỏi túi mật đều được chỉ định điều trị bằng phương pháp mổ nội soi. Trong trường hợp sỏi không biến chứng hoặc sỏi nhỏ có kích thước dưới 20mm, phương pháp chỉ định được ưu tiên là theo dõi thêm, thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt kết hợp với điều trị bằng thuốc. Khi sỏi túi mật đã có biến chứng làm ảnh hưởng nhất định đến người bệnh thì buộc phải can thiệp bằng phương pháp điều trị phẫu thuật ngoại khoa. Phẫu thuật nội soi sỏi túi mật được chỉ định trong những trường hợp sau:
- Sỏi có kích thước lớn trên 25mm làm ảnh hưởng đến hoạt động co bóp của túi mật.
- Số lượng sỏi nhiều chiếm 2/3 diện tích túi mật.
- Sỏi nằm tại cuống túi mật chặn đường ra vào của dịch mật.
- Sỏi gây biến chứng viêm túi mật cấp và mãn tính, viêm tụy cấp, áp xe túi mật hoặc gây hoại tử túi mật.
- Thành túi mật bị canxi hóa làm mất khả năng co bóp và cô đặc dịch mật.
- Trong túi mật vừa có sỏi và vừa có polyp túi mật.
- Người bệnh có dấu hiệu suy giảm hệ miễn dịch.
3. Quy trình phẫu thuật nội soi lấy sỏi túi mật
Trong phẫu thuật nội soi cắt túi mật để điều trị sỏi, người bệnh được gây mê toàn thân. Bác sĩ sẽ tạo 3 vết rạch nhỏ trên ổ bụng để đưa ống nội soi (có gắn camera và nguồn sáng) cùng các dụng cụ phẫu thuật khác vào bên trong để tiếp cận với túi mật và tiến hành cắt bỏ, lấy ra ngoài. Cuối cùng là khâu vết mổ.
Một ca phẫu thuật nội soi cắt túi mật trung bình kéo dài trong khoảng 30 – 40 phút.
4. Những ưu điểm của phương pháp nội soi lấy sỏi túi mật
So với phương pháp mổ mở truyền thống, mổ nội soi có các ưu điểm vượt trội sau sau:
5. Những biến chứng sau phẫu thuật mổ nội soi lấy sỏi mật
Phẫu thuật nội soi lấy sỏi mật có thể tiềm ẩn một vài rủi ro. Các biến chứng có thể xảy ra trong hoặc sau khi làm phẫu thuật. Đó là:
- Các biến chứng do gây mê hoặc chảy máu trong quá trình phẫu thuật.
- Cơ thể đau và mệt mỏi: đây được xem là những tác dụng phụ thường gặp nhất khi thực hiện phẫu thuật ở vùng bụng.
- Buồn nôn và nôn: là những biến chứng có thể xảy ra khi thực hiện mổ nội soi. Xử lý tình trạng này bằng cách tiêm gây tê tại vị trí rạch. Hoặc cho người bệnh sử dụng một số loại thuốc chống nôn trước khi phẫu thuật.
- Tổn thương ống mật chủ: đây có thể xem là biến nguy hiểm nhất trong phẫu thuật nội soi lấy sỏi túi mật. Ống mật bị rò rỉ, giãn, rách hoặc hẹp… từ đó gây ra những tổn thương cho gan.
- Sót sỏi: chiếm khoảng 6% trong các trường hợp phẫu thuật. Những viên sỏi bị sót có thể gây tắc nghẽn hoặc làm rò rỉ dịch mật, gây áp xe đường mật mật sau phẫu thuật. Trường hợp này buộc phải can thiệp lại bằng phẫu thuật mổ mở để lấy sỏi ra ngoài.
- Ngoài ra sau khi tiến hành thực hiện phẫu thuật cắt bỏ túi mật, dịch mật sẽ được đưa thẳng xuống ruột non. Người bệnh có thể gặp một vài các biến chứng trên đường tiêu hóa như đầy chướng, buồn nôn và nôn, tiêu chảy, táo bón… Tuy nhiên những triệu chứng thường hết sau vài tuần.
Tốt nhất bạn nên lựa chọn địa chỉ uy tín với bác sĩ chuyên môn giàu kinh nghiệm để tránh các biến chứng sau phẫu thuật lấy sỏi mật.
6. Chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật nội soi lấy sỏi túi mật
6.1 Chăm sóc cơ thể sau mổ nội soi lấy sỏi túi mật:
- Sau khi phẫu thuật xong, người bệnh sẽ được chuyển xuống phòng hồi sức. Khoảng 6-8 tiếng sau tỉnh thuốc mê hoàn toàn, người bệnh có thể ăn nhẹ bằng các món lỏng như canh, cháo, súp nhưng cần kiêng chất béo, dầu mỡ.
- Khi ra viện, người bệnh thay băng và vệ sinh vết mổ thường xuyên.
- Không để nhiễm nước vào vết mổ (đặc biệt trong 2 ngày sau mổ). Khoảng 2 tuần đầu, người bệnh nên tắm vòi hoa sen thay vì ngâm trong bồn tắm để hạn chế tổn thương vết mổ.
- Trong một số trường hợp phải đặt ống dẫn lưu dịch mật do còn sót sỏi ống mật chủ hoặc để làm thông dòng chảy của dịch mật. Người bệnh cần để ý lượng dịch mật chảy ra hàng ngày. Nếu thấy có biểu hiện bất thường cần thông báo cho bác sĩ để được hướng dẫn.
6.2 Chế độ dinh dưỡng sau mổ nội soi lấy sỏi túi mật:
6.3. Lối sống sinh hoạt:
- Vận động nhẹ nhàng tránh các hoạt động mạnh và mang vác vật nặng.
- Hạn chế uống các loại đồ uống có chất kích thích như rượu, bia, cà phê và các loại nước ngọt có gas.
- Khi sức khỏe cho phép, người bệnh nên tập thể dục mỗi ngày bằng các động tác nhẹ nhàng, phụ hợp nhằm nâng cao sức khỏe và tăng sức đề kháng.
Mổ nội soi lấy sỏi túi mật là phương pháp điều trị bệnh có nhiều ưu điểm vượt trội. Người bệnh khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc sỏi túi mật nên đến bệnh viện uy tín để được kiểm tra, tư vấn cụ thể, chính xác để việc điều trị mang lại hiệu quả cao.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh
facebook.com/BVNTP
youtube.com/bvntp