✴️ Phẫu thuật sỏi mật

Nội dung

Sỏi mật có rất nhiều kích thước từ cỡ khác nhau. Nhiều sỏi mật không gây ra triệu chứng gì. Tuy nhiên một vài sỏi cũng có thể gây ra các biến chứng như nhiễm trùng hoặc tắc nghẽn ống mật hay ống tụy.

Nếu như biến chứng xảy ra, sỏi tắc nghẽn có thể gây ra các cơn đau chói, và khi đó thì biện pháp điều trị sẽ là phẫu thuật để lấy sỏi ra.

KHI NÀO CẦN PHẪU THUẬT

Không phải sỏi mật nào cũng cần được điều trị. Nhiều sỏi không gây ra các triệu chứng nào và thường được gọi là “sỏi thầm lặng”. Thực tế thì có khoảng 50-70% sỏi không gây triệu chứng.

Tuy nhiên, các bác sĩ chuyên gia từ các lĩnh vực khác nhau đã thống nhất rằng những người có sỏi mật không triệu chứng không nên phẫu thuật do các nguy cơ đi kèm và không có lợi ích rõ ràng.

Dù vậy, tùy vào loại sỏi của bệnh nhân mà phẫu thuật có nên được thực hiện hay không. Có hai loại sỏi mật: cholesterol và sắc tố.

Sỏi cholesterol có thể được điều trị mà không cần phẫu thuật, nhưng sỏi sắc tố thì có thể sẽ phải phẫu thuật.

Sỏi sắc tố là những sỏi có màu nâu hoặc đen. Hàm lượng bilirubin dư thừa trong máu có thể tạo nên sỏi sắc tố.

Một số thủ thuật điều trị không phẫu thuật bao gồm:

  • Tán sỏi bằng sóng xung kích: mặc dù không thường hay sử dụng nhưng sỏi mật có thể được tán bằng sóng xung kích.
  • Chụp hình ảnh mật tụy nội soi ngược dòng: Thủ thuật này sử dụng một ống nội soi để khảo sát hình ảnh đường mật. Các bác sĩ có thể dùng thủ thuật này để lấy sỏi ra khỏi đường mật bị tắc.
  • Dùng thuốc uống: Các thuốc như ursodiol và chenodiol có thể được dùng để làm tan sỏi.

Tuy nhiên các biện pháp tán sỏi và làm tan sỏi thường không hiệu quả. Nếu như điều trị không đáp ứng thì phẫu thuật có thể sẽ được thực hiện.

CHUẨN BỊ TRƯỚC PHẪU THUẬT

Nếu như bệnh nhân được chỉ định mổ thì phải tuân theo các hướng dẫn để chuẩn bị cho cuộc phẫu thuật.

Trước khi phẫu thuật bệnh nhân sẽ được thăm khám tổng quát để nhận định xem có đủ sức khỏe để trải qua phẫu thuật hay không.

Sau khi thăm khám, bệnh nhân sẽ được tư vấn và giải đáp thắc mắc về phẫu thuật.

Dù có nhiều hướng dẫn khác nhau, nhưng những hướng dẫn dưới đây là thường gặp nhất:

  • Ngưng ăn, uống theo hướng dẫn.
  • Tắm rửa sạch sẽ vào đêm trước phẫu thuật.
  • Ngưng dùng một số loại thuốc như thực phẩm chức năng, thuốc chống đông máu, và các loại thuốc có tác dụng lên hệ miễn dịch.
  • Dùng thuốc đã được cho phép vào buổi sáng phẫu thuật với một lượng nước nhỏ.

CÁC LOẠI PHẪU THUẬT SỎI MẬT

Túi mật không phải là một cơ quan thiết yếu của cơ thể. Túi mật có thể được phẫu thuật cắt đi một cách an toàn.

Có hai loại phẫu thuật sỏi mật: nội soi và mổ hở.

Phẫu thuật nội soi cắt túi mật

Thường thì sẽ phẫu thuật nội soi nhiều hơn phẫu thuật hở.

Trong lúc phẫu thuật, bệnh nhân sẽ được gây mê tổng quát. Sau đó ba hoặc bốn đường cắt nhỏ sẽ được thực hiện để mở các lỗ thông trên bụng, và các dụng cụ sẽ được vào các lỗ nhỏ đó nhằm tiếp cận được túi mật tốt hơn.

Một camera nhỏ sẽ được sử dụng để trợ giúp trong việc cắt túi mật, sau đó các lỗ sẽ được đóng lại bằng chỉ hoặc kim.

Trong một số trường hợp, robot có thể sẽ được sử dụng để trợ giúp trong phẫu thuật. Dạng phẫu thuật này cũng tương tự như cắt túi mật nội soi. Khác biệt duy nhất là bác sĩ sẽ điều khiển robot để thực hiện thủ thuật.

Trong quá trình mổ, các sỏi đang gây tắc nghẽn đường mật cũng có thể được lấy ra. Hình ảnh X-quang sẽ được dùng để xác định thêm các sỏi trong đường mật nếu có.

Phẫu thuật hở cắt túi mật

Nếu như phẫu thuật nội soi không suôn sẻ thì các bác sĩ có thể sẽ chuyển qua mổ hở. Phẫu thuật hở có thể được thực hiện nếu túi mật:

  • Viêm nặng
  • Nhiễm trùng nặng
  • Bị nhiều sẹo từ các thủ thuật khác

Một vài lý do khác khiến các bác sĩ có thể chuyển sang mổ hở:

  • Vấn đề đông cầm máu
  • Béo phì hoặc thừa cân
  • Tầm nhìn trong ổ bụng không tốt.

CHĂM SÓC HẬU PHẪU  VÀ THỜI ĐIỂM CẦN LIÊN HỆ BÁC SĨ

Thời gian hồi phục phụ thuộc vào loại phẫu thuật và các biến chứng nếu có.

Sau phẫu thuật nội soi, bệnh nhân thường có thể được về nhà trong ngày hoặc ngày hôm sau. Thường thì bệnh nhân sẽ có thể quay trở lại các hoặc động bình thường sau 1 tuần.

Sau phẫu thuật hở, bệnh nhân có thể sẽ cần nằm viện trong đến thêm 1 tuần. Trong khoảng thời gian này, bệnh nhân sẽ được chăm sóc hậu phẫu tại bệnh viện. Bệnh nhân thường có thể quay lại các hoạt động bình thường sau 1 tháng.

Nhiễm trùng đường mật là một biến chứng của phẫu thuật cắt túi mật và có thể sẽ cần phải thực hiện thêm các phẫu thuật khác.

Để hồi phục tốt nhất, các vết mổ cần được giữ khô và sạch, thay băng thường xuyên và nên tuân thủ các lời khuyên của bác sĩ. Các loại thuốc giảm đau thông dụng cũng có thể được sử dụng để kiểm soát cơn đau.

Bệnh nhân cũng nên thực hiện một số thay đổi trong chế độ ăn, ví dụ như ăn khẩu phẩu nhỏ, bữa ăn nhẹ trong vòng nhiều ngày sau phẫu thuật và tuân thủ chế độ ăn ít béo trong vòng vài tuần.

Sau phẫu thuật thì bệnh nhân nên cố gắng vận động nhiều nhất có thể. Những hoạt động như đi bộ hoặc các bài thể dục nhẹ có thể giúp cơ thể được vận động thường xuyên.

Thông thường bệnh nhân sẽ được hẹn tái khám sau khoảng 2-3 tuần sau phẫu thuật.

Nên đi khám ngay nếu như có những triệu chứng sau:

  • Sốt cao trên 38oC
  • Vàng da, vàng mắt
  • Đau hoặc sưng phù nhiều ở vùng bụng
  • Gặp các vấn đề về hô hấp
  • Buồn nôn và nôn
  • Da ửng đỏ lan ra từ vết mổ
  • Máu hoặc mủ rỉ ra từ vết mổ
  • Các cơn đau không đáp ứng với thuốc giảm đau

CHĂM SÓC DÀI HẠN SAU MỔ

Bệnh nhân nên thay đổi chế độ ăn dài hạn sau khi cắt túi mật. Mặc dù vậy, hiện giờ vẫn chưa có chế độ ăn chuẩn nào dành cho bệnh nhân đã cắt túi mật. Do đó mỗi người nên có cho mình một chế độ ăn riêng tùy theo đáp ứng của cơ thể sau khi đã cắt túi mật.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng những bệnh nhân mắc phải tình trạng tiêu chảy sau khi cắt túi mật nên tăng dần chất xơ trong chế độ ăn của mình sau nhiều tuần.

Còn đối với những bệnh nhân mắc phải chứng trào ngược dạ dày tá tràng thì nên ăn các bữa nhỏ và tránh dùng các thức ăn có thể làm triệu chứng xấu hơn như caffein, thức uống chứa cồn, thực phẩm có cà chua, thức ăn cay và bạc hà.

TÓM TẮT

Phẫu thuật cắt túi mật là một biện pháp điều trị thường gặp đối với những sỏi túi mật gây tắc nghẽn hoặc thường xuyên gây ra các triệu chứng. Phẫu thuật nội soi thường được thực hiện hơn là phẫu thuật hở.

Người bệnh có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về loại phẫu thuật tốt nhất dành cho mình. Thông thường thì chất lượng cuộc sống của bệnh nhân sẽ trở nên tốt hơn sau phẫu thuật.

Xem thêm: Cơ chế hình thành sỏi mật

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top