✴️ Phòng ngừa bệnh trĩ mạch bị giãn ra, sung huyết

1. Triệu chứng bệnh trĩ

Thông thường khi mắc bệnh trĩ, người bệnh sẽ có các triệu chứng như:
– Chảy máu và đau khi đi ngoài
– Sưng hậu môn
– Ngứa xung quanh hậu môn
– Hậu môn tiết dịch nhầy

 Bệnh trĩ có thể gặp ở cả nam và nữ, gây ảnh hưởng tới sức khỏe, khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày

Bệnh trĩ có thể gặp ở cả nam và nữ, gây ảnh hưởng tới sức khỏe, khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày

– Thay đổi bất thường (xuất hiện cục thịt gần hoặc trong hậu môn)
Nguyên nhân gây nên bệnh trĩ là do tăng áp lực trong các tĩnh mạch vùng chậu. Áp suất tăng lên trong tĩnh mạch thường gây ra bởi táo bón, căng giãn trong quá trình đi tiêu và ngồi lâu trong nhà vệ sinh. Những người béo phì, mang thai và ăn ít chất xơ cũng dễ bị bệnh trĩ hơn.
Theo các chuyên gia y tế, có hai loại bệnh trĩ là trĩ nội và trĩ ngoại. Tĩnh mạch có thể sưng lên trong ống hậu môn hình thành trĩ nội hoặc sưng gần lỗ hậu môn, hình thành trĩ ngoại. Bất kể là loại nào, bệnh trĩ cũng có thể gây đau và khó chịu.

 

2. Phòng ngừa bệnh trĩ

2.1. Ăn uống lành mạnh

Vì táo bón là thủ phạm chính nên chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp phân mềm hơn, dễ dàng đi qua ruột già. Ăn uống lành mạnh không chỉ ngăn ngừa táo bón mà cũng ngăn ngừa các rối loạn tiêu hóa phổ biến khác như tiêu chảy, đầy hơi và khó tiêu.
Bạn nên bổ sung nhiều chất xơ vào chế độ ăn. Chất xơ có vai trò hỗ trợ tiêu hóa. Nguồn chất xơ dồi dào gồm đậu xanh, đậu lăng, yến mạch, bánh mì ngũ cốc, gạo lứt, chuối…

Để phòng ngừa bệnh trĩ cần áp dụng chế độ ăn uống khoa học, nhiều chất xơ

Để phòng ngừa bệnh trĩ cần áp dụng chế độ ăn uống khoa học, nhiều chất xơ

Bổ sung chất xơ vào mỗi bữa ăn và dần dần đa dạng hóa các sự lựa chọn, trong khi cũng sử dụng các phương pháp chế biến lành mạnh hơn (như luộc, hấp và quay) và sử dụng ít muối, đường và dầu.
Uống nhiều nước cũng giúp hỗ trợ tiêu hóa. Nước và các dịch lỏng khác giúp tiêu hóa thực phẩm để cơ thể có thể hấp thu các dưỡng chất. Nước cũng làm mềm phân, giúp dự phòng táo bón.

 

2.2. Tăng cường hoạt động

Tập luyện có thể giúp đẩy nhanh tốc độ tiêu hóa nhờ giúp vận chuyển thức ăn qua ruột già. Tập luyện giúp hạn chế phân mất nước, ngăn ngừa phân cứng và gây táo bón
Các bài tập như chạy bộ, đi bộ, bơi tăng cường hô hấp và nhịp tim, giúp kích thích các cơn co thắt tự nhiên của đường ruột, do vậy cải thiện nhu động ruột.
Đối với người trưởng thành, nên duy trì tập luyện thường xuyên 30 phút mỗi ngày ở cường độ nhẹ để có sức khỏe tiêu hóa và sức khỏe chung tốt hơn.

Thường xuyên vận động cũng giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt, ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh trĩ

Thường xuyên vận động cũng giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt, ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh trĩ

Nếu không có thời gian để thực hiện các bài tập tim mạch như chạy bộ, thậm chí những công việc gia đình như làm vườn, rửa xe cũng giúp cơ thể vận động.

 

2.3. Tạo thói quen đại tiện đều đặn, đúng giờ hàng ngày

Một số thói quen như nhịn đi ngoài cho đến khi phân cứng lại, ngồi quá lâu trong nhà vệ sinh, rặn quá mạnh khi đi cầu có thể tăng nguy cơ bị bệnh trĩ, vì nó làm tăng áp lực trong tĩnh mạch.
Do đó để phòng ngừa bệnh trĩ, bạn nên kiểm soát đại tiện tốt hơn. Cách tốt nhất là nên đi ngoài ngay khi muốn. Điều này giúp bạn không phải ngồi trong nhà vệ sinh quá lâu. Nó cũng giúp tránh đau do phân quá cứng và khô.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top