✴️ Tắc ruột trên siêu âm

Nội dung

Tắc ruột là gì?

Tắc ruột là tình trạng thức ăn bị tắc nghẽn, ứ đọng lại trong ruột, không thể đi xuống dưới để tiếp tục quá trình tiêu hóa. Đây là trường hợp cấp cứu ngoại khoa thường gặp thứ 2 trong số các bệnh cấp cứu ổ bụng.

Tắc ruột là tình trạng thức ăn bị tắc nghẽn, ứ đọng lại trong ruột, không thể đi xuống dưới để tiếp tục quá trình tiêu hóa

Tắc ruột là tình trạng thức ăn bị tắc nghẽn, ứ đọng lại trong ruột, không thể đi xuống dưới để tiếp tục quá trình tiêu hóa

 

Nguyên nhân gây tắc ruột thường được chia làm 2 nhóm nguyên nhân lớn là tắc ruột cơ học và tắc ruột cơ năng, trong đó trên 95% số ca mắc hội chứng tắc ruột được xác định là tắc ruột cơ học, trường hợp bị tắc ruột cơ năng rất thấp, chỉ chiếm từ 3-5%.

Trong giai đoạn đầu, bệnh thường khiến người bệnh đau bụng, trướng bụng đầy hơi, sốt cao, nôn ói, không xì hơi, không đại tiện được. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời người bệnh có thể bị thủng ruột, hoại tử ruột hoặc viêm phúc mạc, đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng người bệnh.

 

Tắc ruột trên siêu âm

Sau khi khám lâm sàng, các bác sĩ sẽ thực hiện khám cận lâm sàng để xác định rõ hơn và chính xác hơn nguyên nhân gây tắc ruột là gì. Các kỹ thuật khám cận lâm sàng gồm có: chụp X-quang, siêu âm, chụp cắt lớp vi tính (chụp CT), chụp cộng hưởng từ (MRI), …

Các bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc cho biết siêu âm được cho là một trong những biện pháp giúp chẩn đoán tắc ruột hữu hiệu, chính xác trong các trường hợp tắc ruột đến sớm, siêu âm có độ đặc hiệu 100% trong chẩn đoán tắc ruột.

Hình ảnh tắc ruột trên siêu âm thường được thể hiện qua:

Có các quai ruột giãn nằm kề quai ruột xẹp

Quai ruột giãn tăng co thắt khiến các chất bã trong lòng ruột bị nhào trộn lên

Xoang bụng có dịch

Tùy từng trường hợp, các bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân làm 1 hay nhiều xét nghiệm cùng một lúc để có thể đưa ra chẩn đoán chính xác nhất về nguyên nhân, từ đó có biện pháp xử lý phù hợp.

Khuyến cáo

Tắc ruột dễ gây biến chứng nguy hiểm đe dọa đến tính mạng người bệnh nên việc cần làm trước tiên khi phát hiện triệu chứng nghi ngờ bị tắc ruột đó là đến ngay bệnh viện, phòng khám chuyên khoa tiêu hóa có đủ chuyên môn để được thăm khám.

Tuyệt đối không tự chữa tắc ruột ở nhà cho người bệnh bằng thuốc đông y, thuốc dân gian hay thuốc tây y vì việc dùng thuốc chữa tắc ruột phải được thăm khám và được bác sĩ chỉ định. Việc tự ý dùng thuốc không những khiến việc chữa trị gặp nhiều khó khăn mà thậm chí còn khiến người bệnh rơi vào tình trạng nguy kịch do bị vỡ ruột, nhiễm trùng máu, …

Thực hiện lối sống lành mạnh, chế độ sinh hoạt và ăn uống điều độ để tăng cường sức khỏe, tăng cường hệ tiêu hóa khỏe mạnh là một trong những biện pháp phòng ngừa chứng tắc ruột hữu hiệu.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top