✴️ Tổng quan về bệnh trĩ

Định nghĩa:
Bệnh trĩ (hemorrhoids), hay còn gọi theo dân gian là "bệnh lòi dom", là tình trạng giãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ tại vùng hậu môn – trực tràng, bao gồm trĩ nội và trĩ ngoại. Tuy không đe dọa trực tiếp đến tính mạng, nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể tiến triển nặng, gây ra biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng sống của người bệnh.

Triệu chứng của bệnh trĩ (thường là đau, ngứa, sưng và chảy máu trong khi đại tiện) thường biến mất trong vòng một vài ngày.

Triệu chứng của bệnh trĩ (thường là đau, ngứa, sưng và chảy máu trong khi đại tiện) thường biến mất trong vòng một vài ngày

 

 

1. Triệu chứng bệnh trĩ có tự khỏi không?

Các triệu chứng của bệnh trĩ như đau, ngứa, sưng, và chảy máu khi đại tiện có thể thuyên giảm sau vài ngày nếu người bệnh điều chỉnh chế độ sinh hoạt phù hợp. Tuy nhiên, nếu tình trạng chảy máu kéo dài hoặc đau nhiều, cần đến cơ sở y tế để được khám và điều trị chuyên khoa.

 

2. Đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh trĩ:

Cả hai nhóm người mắc táo bón mạn tínhtiêu chảy mạn tính đều có nguy cơ cao mắc bệnh trĩ. Các tình trạng này làm tăng áp lực lên tĩnh mạch hậu môn – trực tràng, dẫn đến sự hình thành và tiến triển của búi trĩ.

Phụ nữ mang thai là đối tượng có nguy cơ cao bị trĩ vì sự gia tăng áp lực trong ổ bụng, tình trạng thay đổi nội tiết tố và táo bón.

Phụ nữ mang thai là đối tượng có nguy cơ cao bị trĩ vì sự gia tăng áp lực trong ổ bụng, tình trạng thay đổi nội tiết tố và táo bón

 

 

3. Nâng vật nặng có thể gây bệnh trĩ?

Đúng. Việc nâng vật nặng làm tăng áp lực trong ổ bụng và vùng hậu môn – trực tràng, có thể góp phần vào sự hình thành trĩ, đặc biệt khi thực hiện thường xuyên và không đúng tư thế.

 

4. Yếu tố nguy cơ thường gặp:

Trong các yếu tố liệt kê, mang thai là yếu tố nguy cơ phổ biến gây ra bệnh trĩ do áp lực ổ bụng tăng, rối loạn nội tiết và táo bón thường gặp trong thai kỳ. Các triệu chứng này thường giảm sau khi sinh.
Đáp án đúng: C – Mang thai

 

5. Bệnh trĩ có yếu tố di truyền không?

Có. Một số nghiên cứu cho thấy yếu tố di truyền đóng vai trò trong nguy cơ mắc bệnh trĩ. Người có cha mẹ từng mắc trĩ có khả năng mắc bệnh cao hơn dân số chung.

Chế độ ăn uống hợp lý và lối sống lành mạnh có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh trĩ.

Chế độ ăn uống hợp lý và lối sống lành mạnh có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh trĩ

 

 

6. Phân loại bệnh trĩ:

Bệnh trĩ được phân thành trĩ nộitrĩ ngoại.

  • Trĩ nội xuất phát từ trong ống hậu môn, không gây đau do vùng này không có thụ thể đau.

  • Trĩ ngoại thường nằm bên ngoài hậu môn, có thể đau rõ, nhất là khi có huyết khối kèm theo phù nề, gây nghẹt búi trĩ.

 

7. Các biện pháp dự phòng bệnh trĩ:

  • Ăn nhiều chất xơ giúp làm mềm phân và giảm táo bón.

  • Uống đủ nước (≥2 lít/ngày) hỗ trợ chức năng tiêu hóa.

  • Tăng cường vận động thể chất giúp cải thiện nhu động ruột.
    Áp dụng đồng thời tất cả các biện pháp trên là cách hiệu quả để phòng ngừa bệnh trĩ.
    Đáp án đúng: D – Tất cả các đáp án trên

Khi có cảm giác muốn đi vệ sinh, cần đi ngay, không nên cố nhịn.

 

8. Phương pháp điều trị hỗ trợ giảm triệu chứng:

Các phương pháp giảm khó chịu do trĩ gồm:

  • Tắm nước ấm: Giúp thư giãn cơ vòng hậu môn, giảm đau.

  • Chườm lạnh: Giúp giảm sưng và đau.

  • Chiết xuất cây phỉ (Witch hazel): Có tác dụng giảm ngứa và viêm.
    Ngoài ra, có thể sử dụng thuốc bôi corticosteroid, thuốc giảm đau thông thường (paracetamol, NSAIDs) hoặc thuốc bôi điều trị trĩ theo chỉ định bác sĩ.
    Đáp án đúng: D – Tất cả các đáp án trên

 

9. Có nên nhịn đại tiện để giảm triệu chứng trĩ?

Sai. Nhịn đi ngoài có thể làm phân khô cứng, tăng áp lực khi rặn và làm trầm trọng thêm tình trạng trĩ. Do đó, nên đi tiêu ngay khi có nhu cầu để tránh táo bón và giảm nguy cơ tổn thương búi trĩ.

 

10. Bệnh trĩ có liên quan đến ung thư đại trực tràng không?

Không. Bệnh trĩ không phải là yếu tố nguy cơ của ung thư đại trực tràng. Tuy nhiên, do triệu chứng chảy máu hậu môn có thể gặp trong cả hai bệnh, nên cần thăm khám loại trừ ung thư nếu có biểu hiện bất thường, đặc biệt là chảy máu trực tràng kéo dài.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top