✴️ Viêm đại tràng cấp tính thường gặp ở mọi đối tượng

Nội dung

Viêm đại tràng cấp tính là bệnh thường gặp ở mọi đối tượng, lứa tuổi, đặc biệt là người cao tuổi. Nếu không chữa trị kịp thời, bệnh trở thành mạn tính rất khó điều trị và có thể gây biến chứng nguy hiểm.
Nguyên nhân gây viêm đại tràng cấp tính

Bệnh viêm đại tràng cấp tính có liên quan chặt chẽ với vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, vệ sinh hoàn cảnh, bởi vì, trong các môi trường đó có rất nhiều các loại vi sinh vật gây bệnh (vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng). Nếu con người ăn phải thực phẩm bị nhiễm vi sinh vật gây bệnh hoặc uống phải nước có vi sinh vật gây bệnh rất dễ mắc bệnh viêm đại tràng, trong đó viêm đại tràng cấp tính.

viem-dai-trang-cap-tinh

Bệnh viêm đại tràng cấp tính có nguyên nhân bắt nguồn từ thực phẩm không đảm bảo vệ sinh

 

Ngoài ra có thể gặp viêm đại tràng cấp do dị ứng thức ăn.

Biểu hiện của viêm đại tràng cấp

Tùy theo tác nhân gây bệnh mà có các triệu chứng cụ thể.

– Nếu viêm đại tràng cấp tính do lỵ amíp, đau bụng quặn từng cơn, mót đi ngoài liên tục, nhưng mỗi lần đi ngoài chỉ có một ít phân có máu và chất nhầy kèm theo phân.

– Nếu do vi khuẩn lỵ trực khuẩn, người bệnh có sốt, đau bụng, đi ngoài phân lỏng có máu, trong một ngày/đêm đi nhiều lần phân lẫn máu nên phân có màu như máu cá.
Khi bị viêm đại tràng cấp, người bệnh thường có biểu hiện đau bụng, tiêu chảy xảy ra đột ngột, phân toàn nước (có thể có máu, nhầy), người mệt mỏi, gầy sút nhanh. Đau bụng là chủ yếu, đau thắt bụng dưới, đau từng đoạn hoặc đau dọc theo khung đại tràng, đau do co thắt đại tràng, có khi gây cứng bụng.

viem-dai-trang-cap-tinh1

Người bệnh sẽ cảm thấy đau bụng, tiêu chảy…khi bị viêm đại tràng cấp tính

 

Bệnh diễn biến nhanh chóng gây mất nước và điện giải nếu không chữa trị kịp thời có thể bị trụy tim mạnh.

 

Biến chứng do viêm đại tràng cấp tính

Khi bị viêm đại tràng cấp do amíp nếu không được điều trị đúng có thể dẫn đến viêm đại tràng mạn tính, nguy hiểm hơn là gây áp-xe gan.

Biến chứng của bệnh của viêm đại tràng cấp do vi khuẩn lỵ có thể gây thủng đại tràng, viêm loét đại tràng,  hiếm gặp hơn là gây nhiễm trùng huyết.

Biến chứng của bệnh lao ruột có thể gây nên bán tắc ruột, tắc ruột, thủng ruột, gây viêm phúc mạc có thể gây tử vong.

 

Cách phòng viêm đại tràng cấp tính

viem-dai-trang-cap-tinh2

Để phòng bệnh cần tránh những món ăn tươi sống như tiết canh, rau sống, gỏi…

 

Để phòng bệnh cần cần vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm thật tốt. Không ăn các loại thực phẩm chưa nấu chín (tiết canh, nem chua, nem chạo, gỏi, rau sống…) và không uống nước chưa đun sôi, nước đá không đảm bảo vệ sinh (không tiệt khuẩn nước trước khi làm đông đá) không nên dùng.

Trong gia đình khi có người mắc bệnh do kiết lỵ, bệnh lỵ trực khuẩn, thương hàn, tả… cần tiệt khuẩn các dụng cụ dùng trong ăn uống bằng cách luộc với nước đun sôi. Phân người bệnh không được để vương vãi, phải bỏ đúng nơi và xử lý đúng cách để tránh lây bệnh cho người xung quanh.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top