Viêm trợt hang môn vị là gì là câu hỏi bất cứ người bệnh nào cũng đặt ra khi được bác sĩ chẩn đoán mắc bệnh. Viêm trợt hang môn vị là bệnh thường gặp ở những trường hợp đau dạ dày. Tại vùng bị viêm, niêm mạc dạ dày bị những vết xước nhẹ (trợt) giống vết xước trên da. Những vết trợt này thường xuyên tiếp xúc với thức ăn, dịch vị dạ dày nên thường khó liền hơn và gây đau đơn khó chịu cho người bệnh.
Viêm trợt hang môn vị dạ dày gây ra những triệu chứng khó chịu làm ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và sức khỏe của người bệnh. Viêm trợt hang môn vị dạ dày nếu không chữa trị có thể dẫn đến loét hang môn vị, loét hành tá tràng, loét bò cong nhỏ dạ dày, loét tiền môn vị và môn vị rất nguy hiểm.
Có rất nhiều nguyên nhân gây viêm trợt hang môn vị dạ dày, có thể kể đến các nguyên nhân như:
Triệu chứng của bệnh gồm:
-Đau, tức vùng thượng vị.
-Tính chất đau, có thể đau âm ỉ hoặc đau dữ dội. Lúc khởi phát, người bệnh thường bị đau sau khi ăn, đau về ban ngày, khi thời tiết lạnh. Đau sau khi ăn đồ chua, cay, nóng, chất kích thích.
-Khi bị loét, cơn đau có thể xuất hiện bất cứ lúc nào.
-Người bệnh mệt mỏi, gầy, da xanh do các chất dinh dưỡng không hấp thụ đủ cho nhu cầu của cơ thể.
-Khi viêm trợt môn vị biến chứng thành U ác tính, người bệnh sẽ bị đau bụng nhiều bất kể thời gian nào, nôn nhiều, người gầy, da có màu vàng rơm…
Khi có các triệu chứng của viêm trợt môn vị, người bệnh cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế có chuyên khoa tiêu hóa để được thăm khám và làm các kiểm tra, xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán, đánh giá tình trạng bệnh. Căn cứ trên tình trạng thực tế của bệnh nhân, bác sĩ sẽ đưa ra tư vấn và phương án điều trị phù hợp nhất cho người bệnh.
Điều trị viêm trợt môn vị được thực hiện theo phác đồ điều trị viêm loét dạ dày nói chung, chia làm 2 nhóm là nhóm viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP và nhóm viêm loét không do HP. Cụ thể:
-Nhóm không nhiễm vi khuẩn HP: Người bệnh cần phải điều trị chống viêm loét bằng các loại thuốc băng niêm mạc, kháng axit, kháng tiết axit… Bên cạnh đó, người bệnh phải điều chỉnh lối sống phù hợp, ngừng ngay các tác nhân gây bệnh để việc điều trị đạt hiệu quả tốt.
-Nhóm nhiễm vi khuẩn HP: Người bệnh cần điều trị diệt vi khuẩn HP kết hợp với điều trị chống viêm loét theo chỉ định của bác sĩ, đồng thời điều chỉnh lối sống theo hướng khoa học, lành mạnh.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh