✴️ Xoắn ruột phải làm sao?

Dấu hiệu thường gặp ở người bị xoắn ruột

Xoắn ruột là một trong những bệnh tiêu hóa khá thường gặp, gây ra tình trạng tắc nghẽn thực phẩm ở ruột, khiến thức ăn không di chuyển xuống dưới, do đó không được tiêu hóa.

Ở trẻ em xoắn ruột có thể xảy ra do bất thường bẩm sinh trong cuối thai kỳ, do chứng quay ruột bất thường, hoặc do các bé từng phải phẫu thuật ổ bụng/có khối u trong ổ bụng.

Xoắn ruột gây hiện tượng đau bụng, buồn nôn, sốt cao, ...

Xoắn ruột gây hiện tượng đau bụng, buồn nôn, sốt cao, …

Còn người lớn đa số bị xoắn ruột do bị búi giun, khối bã thức ăn, do ruột thừa dài, hay do lạm dụng các loại thuốc nhuận tràng, thuốc điều trị tâm thần. Cũng có một số trường hợp bị xoắn ruột không xác định được nguyên nhân gây bệnh.

Xoắn ruột thường có những dấu hiệu cảnh báo như:

  • Đau bụng đột ngột và đau tăng dần theo thời gian, các cơn đau xảy ra dồn dập
  • Đầy hơi, chướng bụng
  • Nôn ói dịch màu vàng hoặc màu xanh
  • Rối loạn đại tiện, bệnh nhân có thể bị táo bón nặng hoặc tiêu chảy
  • Đại tiện ra máu hoặc màu nâu, đen
  • Chuột rút
  • Bệnh nhân rơi vào trạng thái sốc với các biểu hiện như mạch nhanh, huyết áp hạ
  • Trẻ nhỏ bỏ bú, quấy khóc, da xanh tím tái

 

Bị xoắn ruột phải làm sao để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm?

Xoắn ruột là bệnh nguy hiểm cần điều trị nội, ngoại khoa cấp cứu. Các bác sĩ cho biết nếu người bệnh không được chữa trị kịp thời trong vòng 6 tiếng kể từ khi xuất hiện các triệu chứng ban đầu của xoắn ruột, nguy cơ  mắc biến chứng: viêm ruột, hoại tử ruột, viêm phúc mạc là rất cao. Do đó việc điều trị khó khăn hơn và thậm chí người bệnh còn có thể bị tử vong. Vậy bị xoắn ruột phải làm sao?

Nếu xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ bị xoắn ruột cần đưa người bệnh đến bệnh viện để được các bác sĩ chẩn đoán và điều trị kịp thời

  • Theo dõi các dấu hiệu bất thường của người bệnh
  • Không để người bệnh ở nhà quá 6 tiếng kể từ khi xuất hiện các triệu chứng xoắn ruột. Nếu xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ bị xoắn ruột cần đưa người bệnh đến bệnh viện để được các bác sĩ chẩn đoán và điều trị kịp thời
  • Tuyệt đối không tự điều trị tại nhà, không uống thuốc giảm đau khi chưa được bác sĩ kê đơn
  • Tùy vào mức độ xoắn ruột và tình trạng hiện tại của bệnh nhân, các bác sĩ sẽ đưa ra cách xử trí phù hợp:

+ Người bệnh có thể được chỉ định truyền dịch, đặt ống thông dạ dày, dùng kháng sinh, điều trị giảm đau, phẫu thuật…

+ Trường hợp bị xoắn đại tràng có thể được nội soi bằng ống soi mềm để tháo xoắn

+ Trường hợp bị xoắn ruột non người bệnh thường phải phẫu thuật để tháo xoắn và sau đó đính ruột vào thành bụng để ngăn ngừa xoắn ruột tái phát lại.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top