✴️ Thoát vị hoành ở người lớn tuổi

Nội dung

Cơ hoành là một lớp cơ mỏng, ngăn cách hai phần ngực và bụng. Khi các tạng trong ổ bụng hiện diện trong lồng ngực thì được gọi là thoát vị hoành. Thoát vị cơ hoành ở người lớn là bệnh không thường gặp, khi mắc cần can thiệp sớm để đảm bảo sức khỏe cho người bệnh.

Thoát vị cơ hoành ở người lớn

Các kiểu thoát vị hoành:

Loại A: thoát vị trượt, là loại phổ biến nhất gặp ở cả hai bệnh nhân lớn tuổi và trẻ tuổi. Trong loại này, phần khuyết tâm vị được đẩy trên cơ hoành, gây thoát vị đối xứng một phần trên của dạ dày.

Loại B: thoát vị cuốn. Phần đáy vị bị cuốn lên trên chỗ nối thực quản – dạ dày, khuyết tâm vị vẫn nằm ở dưới cơ hoành. Thoát vị này thường là biến chứng của phẫu thuật củng cố cơ vòng thực quản dưới trong điều trị trào ngược dạ dày thực quản.

Loại C: Hỗn hợp. Là một kết hợp giữa thoát vị trượt và thoát vị cuốn. Cả khuyết tâm vị và phần đáy vị được đẩy trên cơ hoành, với đáy vị di chuyển thậm chí còn cao hơn so với khuyết tâm vị. Hay gặp những bệnh nhân lớn tuổi, ban đầu có thể xuất hiện một thoát vị trượt sau đó phát triển thành oại hỗn hợp.

Loại D: Thoát vị phức tạp, may mắn là thường hiếm. Nó được định nghĩa bởi thoát vị trong lồng ngực của các cơ quan khác, chẳng hạn như đại tràng, ruột non, và mạc nối,…và túi thoát vị bên trên cơ hoành.

Nguyên nhân của thoát vị cơ hoành có thể gây ra bởi:

Tổn thương cơ hoành do chấn thương.

Thoát vị hoành bẩm sinh.

Tăng áp lực ổ bụng đột ngột chẳng hạn như khi ho, hắt hơi, nôn mửa, rặn khi táo bón, trong khi nâng vật nặng…

Đối tượng nào có nguy cơ bị thoát vị hoành?

Bất kỳ ai ở mọi lứa tuổi đều có nguy cơ mắc thoát vị hoành. Tuy nhiên những người ở độ tuổi trên 50 và phụ nữ thừa cân dễ mắc bệnh hơn.

Người bị thoát vị hoành sẽ có biểu hiện gì? Có thể người bệnh không có triệu chứng gì hoặc có triệu chứng khác nhau tùy mức độ về tiêu hóa hoặc hô hấp. Có thể ợ nóng, ợ hơi hoặc có thể bị khó nuốt, có những cơn đau ngực, đau bụng dữ dội, buồn nôn, ói mửa, không thể đại tiện, khó thở… chính bởi vậy nên bệnh rất có thể bị bỏ xót hoặc chẩn đoán nhầm với một số bệnh như đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa, đau thắt ngực…

 

Hình ảnh thoát vị dạ dày thể hỗn hợp lên lồng ngực qua khe thực quản.

Có thể bạn quan tâm: Những điều cần biết về thở cơ hoành

Tìm hiểu thêm: Cơn đau vùng hoành

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Bệnh viện Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top