Hen suyễn hay còn được mô tả là tình trạng phế quản bị viêm dưới dạng mãn tính. Thông thường, khi đường hô hấp bị tấn công bởi vi khuẩn sẽ dẫn đến sưng phù, viêm nhiễm và kèm theo dịch nhầy. Dưới sự tác động của chất kích thích, tình trạng hen suyễn sẽ ngày một nặng nề hơn kèm theo biểu hiện co thắt. Chính vì thế, không khí khi hô hấp vào phổi sẽ bị cản trở và dẫn đến sự thiếu hụt oxy, khiến bệnh nhân thường xuyên khó thở. Người bị bệnh hen suyễn thường có một số biểu hiện như đau tức ngực, ho, thở khò khè,...
Bệnh COPD hay còn được gọi là tình trạng phổi tắc nghẽn mãn tính chủ yếu do luồng khí khi hô hấp vào cơ thể bị cản lại và gây tắc nghẽn tại phổi. Các triệu chứng của bệnh COPD cũng khá giống so với hen suyễn. Do đó, đã có rất nhiều người bị nhầm lẫn hai bệnh lý này. Thực tế, những triệu chứng thường gặp ở người bị bệnh COPD gồm có thở khò khè, ho (có đờm), khó thở,... Trong đó, chất khí, khói thuốc,... là những tác nhân chính gây ra bệnh.
Theo bác sĩ, nếu chỉ dựa vào những triệu chứng lâm sàng của bệnh COPD và hen suyễn thì người bệnh khó có thể phân biệt được hai bệnh lý này vì phần lớn biểu hiện đều có sự tương đồng. Các triệu chứng giống nhau thường gồm có: sự khó thở, nhịp tim tăng cao, căng tức ngực, ho, thở khò khè kèm theo sự suy giảm chức năng của cơ quan hô hấp. Do đó, khi bệnh nhân gắng sức làm việc nặng hoặc sống trong môi trường ngột ngạt, đông người, thường cảm thấy khó thở.
Thông thường, để phân biệt hen suyễn và COPD, bác sĩ cần dựa vào những biểu hiện đặc trưng khác của từng bệnh lý. Điển hình như:
Ngoài việc phân biệt bệnh hen suyễn và COPD dựa trên triệu chứng lâm sàng thì bác sĩ còn hướng đến nhóm đối tượng bệnh nhân. Mặc dù, tình trạng hen suyễn và phổi tắc nghẽn mãn tính có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào nhưng tỷ lệ mắc bệnh ở từng nhóm tuổi có sự khác nhau. Cụ thể như:
Bệnh hen suyễn có thể xảy ra trong mọi độ tuổi, giới tính nhưng phần lớn các trường hợp thường có dấu hiệu, khởi phát trong độ tuổi trẻ em và thanh thiếu niên, tức trước 20 tuổi. Ngoài ra, những đối tượng bị thừa cân, có thói quen hút thuốc lá, có người thân từng bị dị ứng hoặc mắc bệnh hen thì nguy cơ bị hen suyễn thường cao hơn. Mặc dù, đây không phải là nhóm bệnh lây nhiễm nhưng yếu tố di truyền cũng tăng khả năng bị bệnh.
Những người trên 40 tuổi (nhất là độ tuổi từ 50 đến 74) rất dễ mắc bệnh. Ngoài ra, rủi ro mắc bệnh cũng cao hơn ở những người sử dụng thuốc lá, đã bị hen suyễn nặng hoặc trong nhà có người mắc trước đó. Môi trường làm việc có nhiều chất độc hại cũng là 1 yếu tố làm tăng rủi ro mắc bệnh.
Nhiều người cho rằng, bệnh hen suyễn và phổi tắc nghẽn mãn tính có nhiều điểm tương đồng nên phương thức điều trị cũng có thể đồng nhất. Tuy nhiên, đó lại là một quan điểm hoàn toàn sai lầm và có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng. Do đó, mọi người cần hiểu rõ về sự khác biệt giữa hai bệnh lý này. Cụ thể như:
Mức độ tiến triển của người mắc bệnh COPD thường nhanh và nghiêm trọng hơn so với bệnh hen. Chính vì thế, mọi người nên chủ động tầm soát bệnh, theo dõi sức khỏe và điều trị bệnh sớm. Một số phương pháp điều trị thường được bác sĩ tư vấn gồm có:
Theo bác sĩ, việc điều trị bệnh hen dứt điểm hoàn toàn có tỷ lệ rất thấp, tuy nhiên nếu bệnh nhân phát hiện sớm và can thiệp đúng cách thì khả năng kiểm soát bệnh rất cao. Do đó, việc chủ động thăm khám và điều trị bệnh là rất cần thiết đối với mỗi bệnh nhân. Vậy người mắc bệnh hen suyễn nên làm gì để cải thiện chất lượng cuộc sống của mình? Sau đây là một số yếu tố góp phần đẩy lùi bệnh được bác sĩ khuyến khích vận dụng, cụ thể gồm:
Với những kiến thức hữu ích trên đây, hy vọng bạn đọc có thể xóa bỏ những suy nghĩ sai lầm trong việc phân biệt hen suyễn và COPD. Ngoài ra, mọi người nên chủ động phòng tránh bệnh và thăm khám sức khỏe định kỳ để theo dõi tình trạng của cơ thể, can thiệp sớm nếu có dấu hiệu bất thường.
Xem thêm: Viêm phế quản cấp và hen phế quản: Cách phân biệt, điều trị
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh