Ho ra máu là khi ho có ra máu từ đường hô hấp. Có rất nhiều tình huống có thể dẫn tới ho ra máu từ kích ứng cổ họng nhẹ cho đến các bệnh lý phổi đã biết. Nhiều người có thể cảm thấy rất sợ hãi khi bị ho ra máu. Tuy nhiên cần bình tĩnh theo dõi để xử lý đúng cách, kịp thời.
Bài viết này sẽ đưa ra vài nguyên nhân có thể dẫn tới ho ra máu, cách điều trị và khi nào cần tới bác sĩ.
Nếu một người bị chảy máu mũi khi ngủ mà nằm ngửa, máu có thể chảy ra phía sau mũi và phía trên cổ họng. Họ có thể nuốt máu và sau đó ho ra.
Khi chảy máu cam, chúng ta có thể nhận thấy máu chảy ra từ mũi khi ngồi dậy. Đối với người chảy máu cam nhiều, họ cũng có thể ho ra máu nếu chúng chảy xuống cổ họng.
Chảy máu cam thường không nghiêm trọng và sẽ tự hết. Tuy nhiên, chảy máu quá nhiều không ngừng sau khoảng 30 phút có thể phải can thiệp điều trị.
Nhiều bệnh nhiễm trùng đường hô hấp như viêm thanh quản, viêm phế quản và viêm phổi có thể khiến người bệnh ho ra máu. Những người bị nhiễm trùng đường hô hấp có thể có thể có bệnh sử gần đây bị cảm lạnh hoặc sốt và kèm theo các dấu hiệu bệnh khác (như kiệt sức) đồng thời cũng có khả năng lây bệnh cho những người khác trong gia đình.
Hầu hết những người mắc phải tình trạng này có thể tự khỏi khi điều trị tại nhà mà không cần dùng đến thuốc.
Trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, đặc biệt nếu một người bị viêm phổi nặng cần đến các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và điều trị.
Những người bị hen suyễn có thể ho ra máu trong hoặc sau một đợt hen. Trên thực tế, trong một nghiên cứu bệnh nhân ngoại trú, hen suyễn là nguyên nhân thứ hai gây ho ra máu, chiếm 10% các trường hợp.
Những người bị hen suyễn có thể có các triệu chứng như khò khè, khó thở và ho vào buổi sáng. Họ cũng có thể có các đợt hen suyễn, lúc này các triệu chứng nghiêm trọng hơn.
Mặc dù bệnh hen suyễn thường được chẩn đoán ở lứa tuổi trẻ em nhưng nó cũng có thể xuất hiện ở tuổi trưởng thành.
Hiện nay, bệnh hen suyễn không có cách chữa khỏi nhưng các phương pháp điều trị có thể giúp làm giảm các triệu chứng. Đối với một số người, dị ứng là nguyên nhân khởi phát các đợt hen vì vậy điều trị dị ứng và thay đổi lối sống có thể hữu ích.
Tập thể dục, dùng steroid khẩn cấp thông qua ống hít hen suyễn và dùng một số loại thuốc có thể giúp giảm bớt các triệu chứng của bệnh hen suyễn.
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) là một nhóm tình trạng các phế nang bị tổn thương, điều này gây ra khó khăn trong việc trao đổi khí trong phổi. Người hút thuốc có nhiều khả năng mắc phải COPD, đặc biệt là khi lớn tuổi. Các triệu chứng phát triển chậm theo thời gian và có khuynh hướng bao gồm: ho mãn tính, khó thở, tức ngực.
Hiện nay, không có cách chữa khỏi COPD và các triệu chứng có thể xấu đi theo thời gian. Tuy nhiên, các phương pháp điều trị có thể giúp cải thiện chất lượng cuộc sống và có thể làm chậm sự tiến triển của bệnh. Bao gồm các: liệu pháp oxy, thuốc, tập thể dục (nếu có thể), thay đổi lối sống (bỏ hút thuốc).
Máu trong dịch nhầy hoặc ho ra máu có thể báo hiệu một số loại ung thư trong đó có ung thư phổi.
Trong một mẫu bệnh nhân ngoại trú bị ho ra máu, ung thư phổi chiếm 6%. Những người trên 40 tuổi và những người hút thuốc nhiều có nhiều khả năng bị ung thư phổi.
Một vài triệu chứng của ung thư phổi như:
Việc điều trị phụ thuộc vào loại ung thư phổi và mức độ tiến triển của nó. Tuy nhiên, có thể phải phẫu thuật loại bỏ khối u, hóa trị và xạ trị.
Lao là tình trạng nhiễm trùng phổi nặng và có khả năng đe dọa tính mạng, đồng thời có thể lây lan sang các vùng khác của cơ thể. Trên thế giới, nguyên nhân ho ra máu do lao chiếm tỉ lệ đáng kể nhưng tỉ lệ này thấp hơn ở các nước có kinh tế phát triển.
Lao là bệnh truyền nhiễm do đó việc tiếp xúc gần với những người nhiễm lao là một nguy cơ cao đối với bệnh.
Các triệu chứng của lao bao gồm: ho kéo dài, ho ra máu, sụt cân, đổ mồ hôi đêm. Người nhiễm HIV có nhiều khả năng bị lao hơn.
Điều trị thường là kháng sinh Isoniazid, có thể sử dụng liệu pháp oxy và các phương pháp khác tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Nguyên nhân ho ra máu do vấn đề về mạch máu trong phổi hoặc các nơi khác trong cơ thể hiếm khi xảy ra.
Thuyên tắc xảy ra khi cục máu đông di chuyển đến phổi, có thể khiến người bệnh ho ra máu. Những người có tiền sử về cục máu đông, những người phải ngồi trong thời gian dài hoặc những người mới phẫu thuật và những người hút thuốc dễ xảy ra tình trạng này hơn.
Dị dạng động - tĩnh mạch (AVM) trong phổi hay gần phổi bị vỡ có thể gây ho ra máu. Việc điều trị tùy thuộc vào vị trí dị dạng nhưng có thể phải phẫu thuật, thuốc chống đông máu và chăm sóc y tế khẩn cấp.
Ho máu lượng nhỏ không phải là tình huống cấp cứu nhưng cho thấy họ có thể bị nhiễm trùng hoặc bệnh khác chưa được điều trị.
Đến khám bác sĩ nếu ho ra máu kèm theo các tình trạng như:
Ho ra máu có thể do nhiều nguyên nhân, trong đó có nhiều bệnh rất khó để điều trị. Cần có sự thăm khám của bác sĩ để tìm ra nguyên nhân của tình trạng ho ra máu.
Xem thêm: Khi nào cần xét nghiệm tầm soát bệnh lao
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh